Sáng kiến kinh nghiệm Cách thiết kế bài giảng điện tử E-Learning có hiệu quả ở Trường Mầm non Bà Triệu - Năm học 2017-2018 - Dương Diệu Linh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách thiết kế bài giảng điện tử E-Learning có hiệu quả ở Trường Mầm non Bà Triệu - Năm học 2017-2018 - Dương Diệu Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cach_thiet_ke_bai_giang_dien_tu_e_lear.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cách thiết kế bài giảng điện tử E-Learning có hiệu quả ở Trường Mầm non Bà Triệu - Năm học 2017-2018 - Dương Diệu Linh
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU THAM LUẬN CÁCH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU GIÁO VIÊN:DƯƠNG DIỆU LINH Năm học 2017- 2018
- PGD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THAM LUẬN CÁCH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG MẦM NON BÀ TRIỆU Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, thưa toàn thể hội nghị! Tôi tên là Dương Diệu Linh, hiện đang là giáo viên lớp mẫu giáo nhỡ của trường mầm non Bà Triệu. Theo tôi, CNTT cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào những lớp học tiếp theo. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và xây dựng bài giảng E learning vào trong giảng dạy, lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này. I.VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC DẠY HỌC TÍCH CỰC Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường mầm non đang được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Theo Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018 nhiệm vụ trọng tâm là: 1. Triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ). 2. Tập trung xây dựng hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Bộ với các Sở,
- Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng phục vụ toàn ngành; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 3. Tăng cường sử dụng sổ điện tử trong nhà trường; tập trung xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả kho bài giảng e-learning, kho học liệu số của ngành phục vụ nhu cầu tự học của người học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy, học; Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong công tác điều hành quản lý, dạy và học từ Sở GDĐT đến các Phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục, ứng dụng giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (giải pháp giáo dục thông minh) ở những nơi có điều kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học. Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT , trường mầm non Bà Triệu đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dạy – học có ứng dụng CNTT trong nhà trường đặc biệt là phong trào dự thi “ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING” của nhà trường trong những năm gần đây và đã có những kết quả đáng khích lệ. Sau đây, tôi xin trình bày tham luận “ Cách thiết kế bài giảng điện tử e-learning có hiệu quả ở trường mầm non Bà Triệu”. Trường mầm non Bà Triệu luôn nhiệt tình tham gia đầy đủ các phong trào do Quận tổ chức. Cá nhân tôi đã đại diện cho trường tham gia các cuộc thi “ Giáo viên dạy giỏi, thiết kế bài giảng e-learning ”và đều đạt giải cao. Trường mầm non Bà Triệu cũng đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật trong các năm học qua. II. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến ở mọi nơi,có vai trò quan trọng trong các tiết học. CNTT giúp cho các giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy và tạo được hứng thú cho cả cô và trẻ trong tiết học. Thiết kế giáo án E-learning thường được thiết kế diễn đạt nội dung bài học đầy đủ nhất và học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và thấy hưng phấn, thích thú trong quá trình học. Những nội dung ấy thường được thiết kế dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa kênh chữ, kênh nói, hình ảnh bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, phim video nên đòi hỏi người giáo viên phải làm chủ kiến thức chuyên môn, CNTT của mình mới có thể cụ thể hóa một cách cô đọng, khoa học bằng các bảng biểu, sơ đồ kết hợp các hiệu ứng màu sắc, âm thanh làm cho bài giảng bớt trừu tượng và giúp trẻ dễ hiểu bài hơn và thấy hứng thú hơn trong quá trình học. Đối với các hình ảnh, phim video cũng đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn mới có thể chọn lựa hình ảnh và các đoạn phim "đắt giá" đồng thời biết lồng và đưa chúng vào nội dung bài giảng ở phần nào nhằm phát huy hiệu quả cao nhất quá trình học của trẻ. Nếu giáo viên có khả năng làm chủ chuyên môn bằng kiến thức của mình thì trẻ sẽ vừa được nghe, được nhìn và được suy nghĩ theo logic trong quá trình học, điều này sẽ làm cho trẻ tiếp thu nội dung bài học rất hiệu quả. Được sự chỉ đạo của Phòng GD, ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho giáo viên chúng tôi có rất nhiều cơ hội để nâng cao trình độ công nghệ thông tin của mình. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ thường được cử đi học về CNTT do Quận tổ chức nên có nhiều thuận lợi hơn các đồng nghiệp khác.Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cho tôi những buổi chia sẻ, họp chuyên môn để tôi cùng các giáo viên khác cùng nhau học hỏi và trau dồi kinh nghiệm về CNTT trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh những thuận lợi trên đó thì vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế như sau: Thiết kế bài giảng điện tử e- learning là một công việc đòi hỏi giáo viên phải có trình độ CNTT tương đối tốt,chuyên môn vững và phải biết xử lý các tình huống
- một cách linh hoạt.E-learning là phần mềm thông minh giúp cho học sinh có thể tự học nhưng thật sự chưa phù hợp với lứa tuổi mầm non. Phần mềm này phù họp hơn với các anh chị đã có một chút kỹ năng về CNTT, phù hợp với lứa tuổi từ tiểu học trở nên hơn. III. GIÁI PHÁP THỰC HIỆN: Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi dễ dàng nhận thấy rằng muốn ứng dụng CNTT một cách hiệu quả nhất vào dạy học, muốn xây dựng được các bài giảng điện tử e-learning hay và hấp dẫn với trẻ trước tiên người giáo viên phải chịu khó tìm hiểu,học hỏi đồng nghiệp, tự học trên internet để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhắm tạo sự hấp dẫn và kích thích học sinh trong các tiết học. Sau đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: Về phía nhà trường: - Đẩy mạnh các phương pháp tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc thực hiện các chỉ thị, chỉ đạo của cấp trên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho các giáo viên tự học hỏi lẫn nhau. Tích cực tạo điều kiện và động viên các giáo viên tham gia các cuộc thi về ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học với giảng viên là giáo viên CNTT hoặc những giáo viên có kỹ năng tốt về tin học của trường. Theo nhiều hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày - Bố trí lắp mạng internet cho mỗi lớp để giáo viên có thể tham khảo, download các tài liệu cần thiết cho tiết học sinh động. - Nhà trường kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục - Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy: sử dụng các phần mềm do Bộ GD & ĐT cung cấp, soạn giảng bài giảng điện tử, khai thác và
- sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên internet Phát huy hiệu quả của công tác thông tin liên lạc qua email nội bộ, mạng internet Về phía giáo viên: - Cần mạnh dạn, không ngại khó, thích thú trong việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để có các phương pháp dạy học tích cực. - Khi thiết kế bài giảng điện tử cần phải chuẩn bị trước kịch bản,tư liệu, chọn các giải pháp thích hợp sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. - Trong lúc hình thành dàn ý bài soạn dưới dạng các Slide cần chú ý mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các Slide, phối hợp có hiệu quả giữ các kênh thông tin. Nếu không, giáo án có thể trở thành một tập các Slite chữ và Slite hình ảnh hơn là một bài soạn. - Ta nên phân đoạn, phân phần kiến thức thích hợp, sau mỗi phần, đoạn nên có câu hỏi tương tác để khắc sâu từng phần cũng như kiểm tra khả năng hiểu bài của trẻ; cuối bài nên có một vài câu hỏi tương tác có nội dung xuyên suốt bài giảng để trẻ hình dung nôi dung bài một cách tổng thể. - Tránh tình trạng cuối bài mới kiểm tra kiến thức, như vậy trẻ sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi một lúc dẫn đến nhàm chán và không nhớ hết nội dung. - Các câu hỏi tương tác nên đa dạng và phù hợp với từng nội dung. Đối với cấp Mầm non, giáo viên chủ yếu dùng kênh hình, kênh thuyết trình và màu sắc để giúp trẻ hiểu bài (có thể phối hợp giữ kênh chữ và hình ảnh trong những câu hỏi tương tác thêm phần sinh động), hạn chế dùng kênh chữ và trong mỗi dạng câu hỏi giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách thức làm bài. - Một phần chú ý nữa đối với học sinh mầm non là vì các cháu mới tiếp xúc với máy tính nên ở phần trả lời nên cho các cháu lựa chọn nhiều lần trả lời hơn giúp các cháu dược nhiều lần tương tác với máy tính. - Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do Ngành tổ chức để trau dồi và rèn luyện thêm một số kỹ năng, có thêm nhiều kinh nghiệm
- - Tự tìm hiểu, học hỏi và tạo cho mình kho tài liệu riêng, không lạm dụng công nghệ nếu không cần thiết. Ngày nay, CNTT hay internet là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người đặc biệt là giới trẻ. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không những giúp cho giáo viên tạo ra được những bài giảng hay, sinh động mà còn tạo cho học sinh sự hứng thú và tích cực hơn trong việc học và chơi. Nhân Ngày hội Công nghệ thông tin năm học 2017-2018 lần này, tôi xin mạnh dạn thiết kế bài giảng e-learning về khám phá “ Một số phương tiện giao thông đường bộ”. Lý do tôi chọn đề tài này vì đây là một nội dung hay, hấp dẫn và phong phú cả về màu sắc, âm thanh và kiến thức cho cả cô và trẻ. Mỗi bài giảng của tôi đều được thiết kế phong phú gồm cả hình ảnh và âm thanh, video giúp cho trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông đường bộ mà mình muốn cho trẻ khám phá từ đó rèn luyện cho các con có ý thức ham học hỏi, có tinh thần tự học và biết tự rèn luyện từ khi còn nhỏ. Trên đây là tham luận “ Cách thiết kế bài giảng điện tử E-learning có hiệu quả ở trường mầm non”, tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo PGD&ĐT cùng toàn thể hội nghị đã lắng nghe. Tôi rất mong được đóng góp ý kiến để bản tham luận của tôi được hoàn thiện hơn. Kính chúc sức khỏe các đồng chí, chúc Hội nghị thành công rực rõ Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2018 Người viết Dương Diệu Linh