Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống - Năm học 2017-2018 - Lưu Thu Huyền

pdf 10 trang thuongdo99 11300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống - Năm học 2017-2018 - Lưu Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_tin_manh.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống - Năm học 2017-2018 - Lưu Thu Huyền

  1. UBND QUẬN H OÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON ĐINH TIÊN HOÀNG oO o SÁNG KIẾN KI NH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ tự t in, mạnh dạn trong giao tiếp thông qua hoạt động d ạy trẻ kỹ năng sống Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giá o Cấp học: Mầm non Họ và tên: Lưu Thu Huyền Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0912075463 Email: huyentan62@gmail.c om Đơn vị công tác: Trường M N Đinh Tiên Hoàng Quận Hoàn K iếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 0
  2. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Khi còn ấu thơ, trẻ được sống trong vòng tay bao bọc, chở che của ông bà, cha mẹ, đó là những người thân yêu đối với trẻ để trẻ đặt niềm tin. Lớn dần lên trẻ đi học ở trường mầm non, môi trường hoàn toàn mới,cô giáo mới, bạn mới. Thời gian trẻ ở trường khá dài chiếm khoảng 2/3 số thời gian trong ngày. Để giúp trẻ làm quen với môi trường mới có nề nếp, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin như khi ở nhà, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên. Xuất phát từ yêu cầu của thực tế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống” cho trẻ từ 4-5 tuổi. 1
  3. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Nếu nói rằng giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý thì giai đoạn từ 3 - 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực, vì thế khi trẻ được 4 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ. Vì thế trong trường mầm non áp dụng phương pháp học lấy trẻ làm trung tâm thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác, hay nói cách khác đó là phương pháp dạy học và chơi. 2.Thực trạng vấn đề: Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Trước tiên, tôi tiến hành khảo sát thực trạng của lớp và nhận thấy có một số thuận lợi, khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: 2.2. Khó khăn: - Đa số giáo viên chỉ thực hiện dạy trẻ theo đúng chương trình - Địa điểm lớp học ở trên phố cổ - Phụ huynh đa số là buôn bán nên nhận thức còn hạn chế - Trẻ quen được chiều 2.3. Thực trạng: - Nhiều trẻ chưa có thói quen chào hỏi, nói lời cảm ơn trong giao tiếp. - Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong giao tiếp. Bảng kết quả khảo sát đầu năm 2017-2018 trên tổng số 29 trẻ Mức độ STT Tiêu chí đánh giá Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Khả năng quan sát, so 1 5 17% 11 38% 13 45% sánh, phán đoán Khả năng diễn đạt ý 2 muốn, cảm xúc, ý nghĩ 6 21% 12 41% 11 38% bằng lời nói Quan tâm, giúp đỡ, chia 3 9 31% 12 41% 8 28% sẻ, hợp tác Nghe hiểu lời nói trong 4 11 38% 12 41% 6 21% giao tiếp Mạnh dạn, hồn nhiên, tự 5 9 31% 13 45% 7 24% tin, lễ phép 2
  4. 3.Các biện pháp cụ thể: 3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên: 3.1.1. Về việc tự nhận thức dạy trẻ kỹ năng sống là rất quan trọng: Đầu năm học, tôi nghiên cứu công văn hướng dẫn về việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. 3.1.2. Về việc xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non: . Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 3.1.3. Về việc xác định nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ: + Kỹ năng sống tự tin :. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện giáo viên giúp trẻ học. + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. + Kỹ năng giao tiếp: Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 3.1.4. Về việc xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm giữa các giáo viên trong lớp trong việc dạy trẻ kỹ năng sống. * Trách nhiệm của giáo viên trong lớp - Giáo viên trao đổi với tổ chuyên môn, bạn đồng nghiệp để xác định mục tiêu của lớp, kết quả mong đợi phù hợp với sự phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho lớp phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của chương trình. - Thường trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm được tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. 3.1.5. Về việc tạo môi trường giúp việc thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả * Xây dựng môi trường lớp tích cực: - Trong các buổi họp phụ huynh tôi luôn nêu tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ góp phần lớn trong việc hình thành các kĩ năng sống cho trẻ và khuyến khích các bậc phụ huynh tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. Để trẻ có nhiều cơ hội khám phá tôi đã cho trẻ tham gia tích cực ở góc thiên nhiên ngoài ban công giúp trẻ như ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh.Góc phát triển vận động trẻ được làm quen với một số đồ dùng thể thao mới và tham gia các trò chơi dân gian. Hình ảnh 1 3
  5. Bên cạnh đó còn rất nhiều các góc chơi khác cũng được giáo viên lưu tâm xây dựng theo hướng mở để cho trẻ hàng ngày được hoạt động tích cực, được sống trong môi trường của một Xã hội người lớn thu nhỏ, giúp trẻ hòa mình vào các hoạt động chung, thường xuyên được nêu ý kiến, được gợi ý các nội dung chơi, được trao đổi, chia sẻ, bàn bạc với bạn, được đề xuất nội dung chơi .Tôi đánh giá đây là hoạt động hữu ích nhất trong việc giúp trẻ tự tin mạnh dạn * Xây dựng góc tuyên truyền tới phụ huynh: Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục trẻ, hơn nữa phần lớn cha mẹ thừơng lúng túng khi lựa chọn hình thức thực hiện. Tôi đã áp dụng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: các bảng tuyên truyền dành cho phụ huynh luôn được cập nhật thông tin, các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng giúp cho việc tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên. 3.1.6. Về việc sưu tầm các bài tuyên truyền giúp hình thành sự tự tin cho trẻ: Tôi thường xuyên nghiên cứu sách báo, tài liệu giáo dục, trên mạng internet các bài viết nói về sự tự tin của trẻ Mầm non, bên cạnh đó tôi thường xuyên cập nhật treo các bài tuyên truyền này ở Bảng cha mẹ cần biết cho phụ huynh cùng đọc. 3.2 Biện pháp 2: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống, sự tự tin qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong nhà trường. 3.2.1. Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ. Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Ta có thể xét tới một số yếu tố ảnh hưởng sau: a. Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời. Trong lớp bé Duy Hưng là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn và đưa ra nhiều câu hỏi kích thích trẻ trả lời b. Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta nên sửa sai một cách nhẹ nhàng, kiên trì, tránh la mắng, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói. Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như: Trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia đình qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn. c. Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề 4
  6. nghị, vỗ về trẻ. Hết giờ chơi rồi cô muốn các con nhẹ nhàng để đồ chơi về đúng chỗ nào. *Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. 3.2.2. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ. Cụ thể như sau: * Cho trẻ cùng nhau tạo ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu phế thải: - Giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để cho trẻ làm đồ dùng học tập, đồ chơi dân gian; - Duy trì biện pháp tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngoài trời và hoạt động góc; buổi chiều trẻ được xem các kịch bản rối qua các câu chuyện cổ tích, được trực tiếp chơi với các con rối, giao lưu, thi hỏi đáp về nội dung các câu chuyện. * Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể Cụ thể tôi đã phối hợp nhà trường tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như: Phối hợp tổ chức cho trẻ cùa lớp mình với các lớp trong khối tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian, làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao ), làm bánh dẻo - Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, trẻ được làm bưu thiếp, tập cắm hoa, tập nói lời chúc mừng cô giáo và các bạn gái. - Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp chào mừng ngày 20/11, trẻ được hát, múa các bài hát về cô giáo, tham gia chơi các trò chơi dân gian, những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ. - Tổ chức cho trẻ “đến thăm quan Bát Tràng” Trẻ được tham gia các trò chơi phát triển trí tuệ cũng như thể lực cho trẻ Ngoài ra trẻ còn được ăn tiệc Buffet do nhà trường tổ chức chào đón một năm mới đã đến. - Tổ chức ngày hội “Tết quê em” lồng ghép giáo dục lễ giáo, khả năng giao tiếp. Hoạt động “Bé tập làm nội trợ” trẻ được tập gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả ngày tết. - Tổ chức cho trẻ đi tham quan “Vườn khoa học Erahouse’’. Đến với Erahouse trẻ được khám phá thế giới xung quanh ta ,được chơi các trò chơi nhà gương biến hình, làm những đầu bếp nhí tí hon. Ngoài ra trẻ còn được tìm hiểu về giao thông, được khám phá về khu rừng thu nhỏ 5
  7. -Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ qua hội thi “Làm bưu thiếp tặng mẹ”. - Tổ chức kỉ niệm “Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3’’, trẻ tặng quà cho bạn gái, liên hoan, ca hát, phụ huynh cùng tham gia. Là giáo viên dạy lớp nhỡ, tôi rất chú trọng hoạt động cho trẻ trải nghiệm .Trẻ có rất nhiều kĩ năng mới và lí thú mà đôi khi bố mẹ không dám hoặc không tin tưởng cho con làm. Trẻ cảm thấy hứng thú khi được tham gia vào hoạt động này. Có một thực tế là đa số người lớn chúng ta không dám cho trẻ “mó tay” vào việc người lớn, nhưng thực chất trẻ rất khéo tay và sáng tạo. 3.2.3. Giúp trẻ tự tin đặt câu hỏi và mạnh dạn chia sẻ qua các hoạt động trò chuyện và hoạt động học hàng ngày: * Cô giáo là người bạn là người mẹ để cháu tin yêu gần gũi khi nói chuyện: - Tôi luôn trao đổi với các đồng nghiệp rằng các cô muốn cháu mạnh dạn tự tin, thông minh các cô nên gần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng rầy la khi cháu làm sai. Mà ngược lại phải tôn trọng cháu không xem thường những thắc mắc những câu hỏi của cháu. Thậm chí quan tâm cả những lời “mách” của cháu. * Cho trẻ biết những thông tin những nhận xét của người thân trong gia đình: - biệt lưu ý những bé cá biệt của lớp, cô nêu những ưu điểm dù rất nhỏ để động viên, tránh trường hợp chỉ khen những bé giỏi; chê bai những trẻ kém làm cho trẻ chán và thêm mặc cảm. - Cô nên hạn chế phân tích những điều chưa tốt trên một cá nhân nào đó trước lớp mà chỉ nên giáo dục cháu trên những nhân vật trong truyện * Xây dựng hoạt động Khám phá tốt để cung cấp kiến thức về thiên nhiên và xã hội cho trẻ: - Xây dựng chuỗi hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó và sưu tầm cách cởi mở giới thiệu vấn đề. - Và dựa theo sự hăng hái kể truyện của bé – tôi uốn nắn thêm giúp trẻ nhận xét đúng hơn. * Tổ chức thật tốt và thật hoàn chỉnh giờ vui chơi: - Trò chơi nhất là trò phân vai theo chủ đề (chơi bán hàng, đóng vai bác sĩ, chơi cô giáo ) góp phần vào sự phát triển hài hòa cho trẻ và qua trò chơi sẽ củng cố những tri thức mà trẻ có. - Đa phần giáo viên của chúng ta hay làm thay trẻ trong giờ vui chơi. Các loại đồ chơi thường làm sẵn cho trẻ - bé chỉ sắp xếp theo ý cô 3.3 Biện pháp 3: Tuyên truyền phụ huynh Tuyên truyền phụ huynh là 1 biện pháp khá hữu hiệu và tích cực vì cha mẹ là người gần gũi tiếp xúc trẻ hàng ngày, là người hiểu rõ nhất tính cách, sở thích cũng như việc con mình có tự tin mạnh dạn hay không. Cha mẹ cũng là người ảnh hưởng nhất tới con trẻ, là người trực tiếp uốn nắn giúp đỡ con. Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn.Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái 6
  8. tự tin trong mọi tình huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ múôn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trứơc hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Những trẻ thiếu tự tin thường không muốn thử làm điều gì mới và chúng phàn nàn về người khác khi chính bản thân gặp khó khăn. Trẻ cũng không mong muốn gì và có cảm giác hờ hững, bàng quan với sự việc, hiện tượng. Đặc biệt chúng không có khả năng chịu đựng sự thất mại mặc dù chỉ ở những sự việc nhỏ. Từ đó chúng thường hạ thấp khả năng của bản thân và rất dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. 4. Hiệu quả SKKN: Qua nghiên cứu tự học hỏi và rèn luyện của cô và trẻ tại lớp trong năm học 2017- 2018 đã thu được kết quả sau: 4.1. Về phía trẻ: - Với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm”, và mạnh dạn áp dụng một vài biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp tại lớp và đã đạt được một số kết quả sau: 4.2. Về phía giáo viên: - Làm tốt nội dung giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp ở trường mầm non chính là tôi đã tìm được phương pháp dạy học gần gũi với trẻ “lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ tiếp thu kiếm thức, kỹ năng một cách chủ động, sáng tạo. 4.3. Về phía phụ huynh: - Đa số phụ huynh thấy phấn khởi khi nhận thấy sự tiến bộ của con em mình về nề nếp, ý thức, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày, kĩ năng sống phát triển rõ rệt. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Tác dụng và ý nghĩa: Từ những biện pháp, hình thức đã thực hiện hoạt động dạy trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thông qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống của học sinh lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: - Nhờ việc xây dựng một số biện pháp giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao - Qua hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống, trẻ được tái tạo, khắc sâu vốn hiểu biết các lĩnh vực như: Môi trường xung quanh, Âm nhạc, Văn học, Làm quen với toán. - Nhiều trẻ có tiến bộ đặc biệt về tự tin bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp. 7
  9. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy rằng, đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp”, là một đề tài hết sức thú vị và có tính khả thi cao. Qua kết quả thực hiện nêu trên tôi đã rút ra được một số kinh nhgiệm sau: - Luôn luôn quán triệt và xác định tầm quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ trong trường Mầm non để giúp trẻ hoạt bát, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn. - Phải kết hợp song song vừa giải quyết nhận thức của mọi người từ giáo viên, phụ huynh, đồng thời vừa hình thức tổ chức thực hiện của BGH trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. - Phải coi trọng những hành động, suy nghĩ của trẻ dù là nhỏ nhất và luôn đạt câu hỏi “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” lên hàng đầu. - Phải tạo được nề nếp hoạt động thường xuyên, liên tục, mang tính tự giác cao, 3. Kiến nghị sư phạm Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong trường mầm non, có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu đi sâu hơn nữa nhưng do thời gian có giới hạn nên không tránh khỏi sự thiếu sót.Tôi mong muốn nhận được các đóng góp ý để đề tài hoàn thiện hơn. 8
  10. IV. PHỤ LỤC: Một số hình ảnh minh họa trong Sáng kiến kinh nghiệm Trẻ được vận động, qua giờ hoạt động xem bạn nào bò nhanh nhất. Vui Tết Trung Thu, chúng mình vừa được rước đèn lại vừa được phá cỗ. 9