Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Linh Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Linh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_mo.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Linh Hương
- UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Linh Hương Chức vụ: Phó hiệu trưởng ĐT: 0982132857 Email: linhhuongnguyen155@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn kiếm, Tháng 4 năm 2018 Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” MỤC LỤC Trang MỤC LỤC . 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ . . .2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm . . 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1.Một số nội dung lý luận về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2 2. Những thuận lợi và khó khăn . 5 3. Các giải pháp thực hiện 6 3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên 6 3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp 8 3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 10 3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12 3.5 Biện pháp 5: Xây dựng lớp điểm, Tổ chức kiến tập, Tổ chức Hội thảo đổi mới sáng tạo với chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 13 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ . 15 1. Kết luận 15 2. Khuyến nghị 16 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 V. PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA 18 1/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài : Môi trường xung quanh đối với trẻ nhỏ luôn thật mới mẻ và vô cùng hấp dẫn. Trẻ luôn háo hức chào đón, mong muốn tìm hiểu khám phá những gì xảy ra xung quanh trong khả năng có thể của mình. Việc tạo ra một môi trường giáo dục phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, đảm bảo cho trẻ có cơ hội được khám phá trải nghiệm mở rộng hiểu biết và hình thành các kỹ năng để phát triển toàn diện nhân cách. Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ còn có nhiều vấn đề bất cập, một số giáo viên chưa nắm vững nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ chưa phù hợp, bố trí các góc chơi chưa khoa học và hợp lý dẫn đến sử dụng môi trường giáo dục chưa đạt được hiệu quả cao. Năm học 2017-2018 Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/01/2017 về việc Kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề «Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm» giai đoạn 2016-2020 ; Sở giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 4099/SGD&ĐT- GDMN ngày 21/11/2017 về việc Hướng dẫn Hội thi « Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non ». Để thực hiện tốt nhiệm vụ này tôi đã tích cực và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp cải tiến trong việc chỉ đạo giáo viên « Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm », tạo ra một môi trường cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo từ đó tăng cường các hoạt động trải nghiệm, khám phá đơn giản, phù hợp để dần hình thành các phẩm chất, năng lực hoạt động ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy mà tôi đã chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: « Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm » trong năm học này. 2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm : Nghiên cứu và phổ biến một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp chỉ đạo và hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm . 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nghiên cứu thực trạng và áp dụng các biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng và tổ chức hoạt động trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - năm học 2017-2018. 2/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Một số nội dung lý luận về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên –xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Môi trường giáo dục nhằm góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Phân loại môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục bao gồm: - Môi trường tự nhiên: đó là các điều kiện như không khí ánh sáng nguồn nước, cây xanh - Môi trường xã hội: bao gồm bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Có một cách phân loại khác nữa, đó là người ta chia môi trường giáo dục thành: - Môi trường vật chất: bao gồm các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, không gian phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của trẻ; tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãm nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ và đạo đức xã hội. - Môi trường xã hội: được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non bao gồm giao tiếp giữa cô và trẻ; giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Việc phân loại môi trường giáo dục có thể khác nhau song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Môi trường giáo dục cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để chăm sóc trẻ tốt và kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực qua đó nhân cách trẻ sẽ được hình thành, phát triển tốt và thuận lợi. Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ: - Môi trường giáo dục giúp trẻ có cơ hội tự khám phá một cách tích cực, chủ động để trải nghiệm và phát triển toàn diện, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. - Môi trường giáo dục phù hợp đa dạng và phong phú sẽ gây được hứng thú cho trẻ; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện , tự tin giữa giáo viên với trẻ giữa trẻ với trẻ trong cùng lớp. - Môi trường giáo dục là nơi cung cấp kiến thức, phát triển sự hiểu biết, tình cảm, thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non. - Môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng; giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống; từ đó tư duy được phát triển mạnh mẽ. 3/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” - Môi trường giáo dục góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt động học tập, vui chơi trẻ sẽ trao đổi thảo luận với bạn, với cô giáo để thống nhất về nội dung hoạt động, vì vậy môi trường giáo dục sẽ tạo cho trẻ có cơ hội được nói ra những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng, hiểu biết và mong muốn của mình. - Môi trường giáo dục góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội. Khi tham gia hoạt động trong môi trường giáo dục, trẻ sẽ được làm quen nhiều hơn với các hành vi, khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè từ đó hình thành mối quan hệ giao tiếp tích cực và bầu không khí thân thiện cởi mở. Một số định hướng đổi mới trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: 1. Xây dựng khung cảnh sư phạm trường mầm non đảm bảo xanh, sạch, đẹp, thẩm mỹ, an toàn, thân thiện tạo được hình ảnh, phong cách, ấn tượng riêng của từng trường/lớp. 2. Qui hoạch thiết kế tổng thể nhà trường tận dụng các không gian để tạo thành các khu vực cho trẻ hoạt động: vườn hoa, vườn rau, thảm cỏ, bể vầy, bể cát cho trẻ được vui chơi, khám phá, trải nghiệm. 3. Môi trường giáo dục cần phù hợp với độ tuổi, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi và tham gia hoạt động lao động. 4. Đầu tư đồ dùng đồ chơi, tạo khu vui chơi trải nghiệm: Ngoài các đồ dùng theo danh mục đồ dùng, đồ chơi do Bộ GD & ĐT qui định, khuyến khích các trường đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồ dùng đồ chơi tự tạo bền, đẹp, phù hợp và các đồ dùng giáo cụ thuộc lĩnh vực thực hành cuộc sống, khám phá khoa học, ngôn ngữ 5. Tăng cường cho trẻ được thao tác, trải nghiệm trong môi trường giáo dục, rèn khả năng độc lập, tập trung, trật tự (ngăn nắp, thứ tự, gọn gàng, cẩn thận) và phối hợp tốt. Các trường có các khu vực hoạt động chung hoặc phòng hoạt động chung, đa năng nên tận dụng, thiết kế thành các phòng, khu vực hoạt động chung cho trẻ trải nghiệm ngoài lớp học, tạo thói quen chủ động, năng động cho trẻ. 6. Khuyến khích sử dụng hệ thống chỉ dẫn bằng ký hiệu khoa học, phù hợp: sơ đồ nhà trường, biểu bảng, biển báo hoặc biển chỉ dẫn các khu vực trong nhà trường, trong lớp. 4/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 2. Đặc điểm nhà trường và thực trạng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường hiện nay: 2.1 Số liệu STT Số Trình độ chuyên môn Nhân sự lượng Đạt chuẩn Trên chuẩn 1. BGH 03 03 2. Giáo viên 19 2 17 3. Nhân viên 8 6 2 Tổng số 30 8 22 Tỉ lệ 100% 26,7% 73,3% Trường có 3 địa điểm nằm trên các tuyến phố khác nhau và khá cách xa nhau. Nhà trường có tổng số 284 học sinh, chia theo 5 độ tuổi: Lứa tuổi Số Lớp Số trẻ Nhóm trẻ 18-24 tháng 01 30 Nhóm trẻ 24-36 tháng 01 40 Lớp mẫu giáo bé 02 68 Lớp mẫu giáo nhỡ 02 63 Lớp mẫu giáo lớn 02 82 Tổng số 08 284 2.2 Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi Trong đội ngũ giáo viên có nhiều giáo viên trẻ giàu nhiệt huyết, có khả năng ứng dụng CNTT nên khai thác sử dụng hiệu quả trong việc tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm . Nhiều giáo viên rất yêu nghề, luôn say mê tìm tòi sáng tạo, mạnh dạn áp dụng các phương pháp đổi mới trong tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ. Những giáo viên này không ngại khó, ngại vất vả, thường xuyên tìm kiếm và cập nhật nội dung tài liệu giáo dục tiên tiến để áp dụng trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng. Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là đồng chí hiệu trưởng luôn quan tâm đầu tư điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp như 100% các lớp được trang bị máy tính và kết nối mạng Internet thuận lợi cho việc sử dụng. Đồ dung đồ chơi và các trang thiết bị dạy học thường xuyên được bổ sung hàng năm. Đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần đổi mới trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp giáo viên tạo ra được một môi trường giáo dục phong phú, sinh động để trẻ có cơ hội được vui chơi và học tập hiệu quả. 5/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” * Khó khăn: - Trường có nhiều điểm lẻ, các điểm lẻ ở cách xa nhau; có điểm còn ở chung với hộ dân, lối đi nhỏ hẹp nên ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường, khung cảnh sư phạm và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. - Đội ngũ giáo viên nhiều đồng chí nhà xa, con nhỏ, một số giáo viên mới vào nghề nên còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giảng dạy cũng như công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. 2.3 Thực trạng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường hiện nay: Đánh giá thực trạng về công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở nhà trường tôi nhận thấy: Khi tiến hành công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, không ít giáo viên còn gặp khó khăn như việc bố trí vị trí các góc chơi, trang trí sắp xếp góc chơi(Nội dung, hình ảnh trang trí, sắp xếp học liệu đồ dùng đồ chơi) hay chuẩn bị các học liệu trong các góc cho trẻ hoạt động. Còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa và cách thức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa hiểu rõ những nguyên tắc xây dựng môi trường dẫn đến việc xây dựng môi trường giáo dục chưa đạt được hiệu quả. Kỹ năng tổ chức hoạt động sử dụng môi trường giáo dục của giáo viên chưa thực sự linh hoạt và sáng tạo, chuẩn bị các đồ dùng, học liệu đôi lúc còn chưa phù hợp, tạo ra môi trường giáo dục chưa phong phú đa dạng, phần lớn còn ít đổi mới. Những đội ngũ giáo viên mới, giáo viên trẻ trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non do vậy còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa mạnh dạn áp dụng đổi mới hoặc có áp dụng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục thì cũng chưa đạt được hiệu quả. Một số khác, không dám vượt qua những khó khăn, còn né tránh, có tâm lí ngại khó khi phải tiếp cận đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Việc tận dụng sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên làm học liệu cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được một số giáo viên áp dụng song còn chưa nhiều và chưa thường xuyên; mức độ ứng dụng chưa rộng rãi, vì vậy cũng gây ảnh hưởng đến việc đổi mới trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên nhà trường là một việc làm rất cần thiết. Cần xác định nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ đơn thuần là chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mà còn tạo ra một môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện Đức- Trí- Thể- Mỹ ngay từ lứa tuổi mầm non. 6/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Để trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, mỗi giáo viên mầm non cần thực hiện tốt nội dung “ Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục” và “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên với nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó trao đổi, hướng dẫn giúp giáo viên hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ và hướng dẫn cho giáo viên cách thức xây dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và hiệu quả. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Nội dung bồi dưỡng Thành phần Người phụ tham dự trách Tháng 9+10 - Mục đích ý nghĩa của xây dựng môi trường 100% GV HPCM giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục 100% GV HPCM lấy trẻ làm trung tâm. - Bồi dưỡng các modul của dự án tăng GVmới(T.Huế, HPCM cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ KLinh,TLinh) mầm non về xây dựng môi trường giáo dục. Tháng 11+12 - Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây 100% GV HPCM dựng môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng môi trường 100% GV HPCM giáo dục và tổ chức hoạt động góc( theo tài liệu mới của Sở giáo dục và đào tạo). Tháng 1+2 - Những khó khăn trong thực tế xây dựng 100% GV HPCM môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non. - Vai trò của cô giáo trong việc xây dựng GVCN 8 lớp HPCM môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tháng 3+4 - Bồi dưỡng cách đánh giá xây dựng và sử TTCM, TPCM HPCM dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhà trường. - Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện HPCM trong trường mầm non. Tháng 5 - Bồi dưỡng những định hướng và kế hoạch 100% GV Hiệu trưởng, thực hiện xây dựng và sử dụng môi trường 7/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhà trường trong năm học tiếp theo. - Đánh giá công tác xây dựng môi trường 100% GV HPCM giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018. 3.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp. * Sắp xếp phòng lớp: khi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học này, tôi đã khuyến khích giáo viên sáng tạo trong việc thiết kế môi trường dưới nhiều hình thức phong phú,tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của phòng nhóm. Giáo viên cần cân nhắc những thuận lợi và khó khăn để sắp xếp căn phòng sao cho thích hợp và có thể quan sát dễ dàng, bao quát từ tất cả mọi phía. Việc sắp xếp và bố trí phòng lớp phải đảm bảo an toàn, phân bổ không gian hợp lý cho các khu vực góc hoạt động; khu vực yên tĩnh(đọc sách, tạo hình ) cần ở xa khu vực ồn ào (phân vai, xây dựng ) Giữa các khu vực góc hoạt động được ngăn cách bằng những vách ngăn thấp, giá đồ chơi hoặc hàng rào ngăn cách mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng đồ chơi. Các khu vực cần được chia rõ ràng và có ranh giới phân chia để trẻ dễ định hướng khoảng không gian được sử dụng. Môi trường giáo dục trong lớp học nên có sự thay đổi vài lần trong năn học để tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ. * Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu: Để đổi mới trong việc chuẩn bị Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu cho trẻ hoạt động trong năm học này tôi đã chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Đồ dùng, đồ chơi và các học liệu cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ. Việc tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên sẽ tạo cho trẻ có cảm giác được sống trong môi trường gần gũi với thiên nhiên hơn. Sắp xếp và cung cấp đồ dùng đồ chơi luôn ở trạng thái mở để khuyến khích trẻ hoạt động từ đó tạo cho trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm, khám phá với các đồ dùng học liệu từ đó phát triển nhận thức và kỹ năng sáng tạo. Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng những thứ sẵn có tìm thấy ở xung quanh như đồ dùng sinh hoạt, tận dụng phế liệu và vật liệu thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi. Việc tái sử dụng phế liệu sẽ góp phần tiết kiệm và bảo vệ môi trường đồng thời phát triển óc sáng tạo cho trẻ và các kỹ năng, sự khéo léo của đôi bàn tay khi làm đồ dùng, đồ chơi. Tổ chức phát động thi đua làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ đó giáo viên có thể bổ sung thêm rất nhiều đồ chơi cho môi trường hoạt động của trẻ. Hội thi đã giúp giáo viên phát huy hết những khả năng sáng tạo; Tích cực đổi mới trong làm đồ dùng dạy học, bổ sung đồ dùng đồ chơi cho môi trường giáo dục đồng thời có thêm điều kiện để giáo viên học hỏi, trau dồi 8/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” chuyên môn và khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ tất cả các giáo viên trong nhà trường và đã tạo ra được một phong trào thi đua sôi nổi trong đội ngũ giáo viên. Phần lớn tất cả đồ dùng đồ chơi tự làm của lớp đều phục vụ trực tiếp cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiều bộ đồ dùng đồ chơi rất phong phú và đa dạng trong đó ưu tiên các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển lĩnh vực nhận thức về làm quen với toán và những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ khám phá trải nghiệm. Các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo trên đều có màu sắc hấp dẫn, tính năng sử dụng và độ bền cao; Đảm bảo đầy đủ tính khoa học, tính sư phạm, thẩm mỹ, tính sáng tạo và tính ứng dụng thực tiễn. Các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo này đã được giáo viên sắp xếp và sử dụng hiệu quả trong môi trường giáo dục ở các lớp. Với biện pháp này, giáo viên đã chủ động tăng cường và bổ sung thêm được rất nhiều đồ dùng thiết bị dạy học cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời tạo cho các lớp một môi trường giáo dục phong phú giúp trẻ có điều kiện tích cực hoạt động khám phá và trải nghiệm. * Các khu vực góc hoạt động trong lớp: Theo quan điểm đổi mới, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc hoạt động cần có những cải tiến như: tạo góc có không gian đủ rộng cho trẻ hoạt động; Trong mỗi góc, các học liệu đồ dùng phải phong phú đa dạng, tận dụng sử dụng nhiều học liệu là các vật liệu thiên nhiên; đều để ở dạng mở cho phép trẻ tự khám phá sử dụng trong các trải nghiệm. Có thể sử dụng các học liệu theo nhiều cách khác nhau, với mục đích khác nhau ví dụ như lá cây có thể dùng để làm tranh cũng có thể dùng để học đếm. Việc tạo góc hoạt động theo phương châm mới, có học tập áp dụng mô hình không gian sáng tạo, sẽ tạo ra một môi trường giáo dục là nơi giúp trẻ tự học, tự chơi theo ý thích cá nhân, hoặc theo nhóm nhỏ. Ở đó trẻ sẽ học được cách tự quyết định, chia sẻ và cộng tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. * Trang trí trong các góc: trang trí môi trường giáo dục cũng cần phải đổi mới rất nhiều; Cách trang trí cần đảm bảo thẩm mỹ, tránh lòe loẹt quá nhiều màu sắc hoặc quá nhiều hình ảnh rối mắt. các mảng tường phải là mảng tường mở để khuyến khích trẻ hoạt động, màu sắc phải trang nhã, nhẹ nhàng tạo cho không gian có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Các nội dung trang trí phải gẫn gũi, phản ánh được các hoạt động giáo dục của tháng. Đồ vật trang trí trưng bày trong góc vừa với tầm mắt của trẻ, có thể là những sản phẩm do trẻ tự làm ra. Việc tăng cường sử dụng các sản phẩm của trẻ trang trí trong các góc hoạt động sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thiện và trẻ có thể chủ động thường xuyên thay đổi cách bày biện trong góc. 9/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Gợi ý cho giáo viên xây dựng hệ thống các ký hiệu, chỉ dẫn trong lớp học đảm bảo tính thẩm mỹ và giáo dục như: ký hiệu nhà vệ sinh, ký hiệu lối đi lên xuống cầu thang, ký hiệu cảnh báo nguy hiểm, ký hiệu cấm hút thuốc trong trường học, hay sơ đồ lớp, các biểu bảng, nội quy góc chơi * Xây dựng không gian ngoài lớp học: Không chỉ sắp xếp tạo môi trường giáo dục hợp lý trong lớp học mà việc bố trí sắp đặt không gian bên ngoài lớp học cũng vô cùng quan trọng. Trường có không gian nhỏ hẹp, nên khi xây dựng môi trường ngoài lớp tôi đã hết sức chú ý đến việc chỉ đạo giáo viên tận dụng triệt để các không gian bên ngoài lớp học như các sảnh, tầng tum để làm khu vực hoạt động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp. Đặc biệt ưu tiên cho không gian để trẻ được tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm vận động như leo trèo, đu bám phát triển vận động thô. Sắp đặt các đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ tham gia vận động bằng cơ thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhà trường cũng không có khuôn viên bao bọc xung quanh, không có diện tích để trồng cây xanh bóng mát, vườn rau, sân cỏ vậy nên tôi đã chỉ đạo giáo viên tận dụng không gian vỉa hè bên ngoài, tăng cường trồng cây xanh, để tạo ra một vườn cây cảnh xinh xắn, xanh tươi cho trẻ có cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài thiên nhiên như tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cho cây; đồng thời cho trẻ có điều kiện được gần gũi hơn với cuộc sống thiên nhiên tươi đẹp. 3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan trọng song việc hướng dẫn giáo viên tổ chức khai thác sử dụng môi trường giáo dục đó cho trẻ hoạt động lại càng quan trọng hơn. Để tổ chức sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và hiệu quả tôi đã hướng dẫn giáo viên chú ý những vấn đề sau: a/ Đối với trẻ nhà trẻ: * Với trẻ nhà trẻ nên tổ chức cho trẻ sử dụng môi trường một cách nhẹ nhàng, định hướng gợi mở để trẻ hứng thú chơi hoạt động với đồ vật, chơi với đồ chơi, giao lưu với đồ vật, phát triển lời nói, cảm xúc trong quá trình trẻ chơi với đồ vật, đồ chơi, với bạn, với cô.) * Tổ chức cho trẻ chơi, hoạt động trong môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đảm bảo nguyên tắc chơi: - Tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. - Khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ thực hành được nhiều nhất. - Cân đối hài hòa các hoạt động: cá nhân và nhóm; trong lớp và ngoài trời; tĩnh và động. 10/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” - Đảm bảo tính tự nguyện khi chơi trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp khả năng của từng trẻ. - Giáo viên cung cấp kiến thức phù hợp chủ đề, sự kiện và mục tiêu tháng. - Đảm bảo tính phát triển, tính linh hoạt sáng tạo của trẻ (giáo viên gợi ý). - Luôn gợi ý trẻ thay đổi các góc chơi. * Bố trí góc chơi và các khu vực hoạt động: - Bố trí các góc chơi khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. - Khu vực chơi thao tác vai (mẹ-con, nấu ăn, bán hàng )là Góc cố định (bố trí đủ đồ chơi, tránh tình trạng tranh giành nhau) - Khu vực hoạt động với đồ vật và chơi xâu hạt, lắp ráp, xếp hình khối, xây dựng. - Khu vực tạo hình (chơi với đất nặn, bút vẽ, giấy màu, hát múa) nên cố định. Khu vực này đủ ánh sáng, tránh ồn ào, có thể trải chiếu, nệm, bàn ghế phù hợp với trẻ. Đất nặn, màu, sáp vẽ, bút màu, phấn, bảng con, khăn ướt lau tay và một số vật liệu thiên nhiên quả, hoa, lá cây - Khu vực chơi với các đồ chơi vận động. Giáo viên cần gợi mở, khuyến khích trẻ tham gia vào các khu vực chơi (3-4 góc chơi, có thể tổ chức cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các góc vào buổi chiều.) b/ Đối với trẻ mẫu giáo: - Cần chuẩn bị các góc chơi, đồ dùng, giáo cụ, nguyên vật liệu đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động, trải nghiệm trong khi chơi. Khuyến khích tất cả mọi trẻ tích cực tham gia chơi. - Giáo viên cần lắng nghe và hỗ trợ nhóm trẻ và cá nhân trẻ kịp thời khi cần thiết (cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ; chấp nhận ý tưởng của trẻ, không áp đặt ý của mình). Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong quá trình chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra các lời khuyên phù hợp. - Giáo viên tuyệt đối không được làm hộ trẻ, hướng dẫn khi trẻ không thực hiện được (thao tác mẫu hoặc dùng lời nói hướng dẫn trẻ thao tác) - Tuyệt đối không được chuyên môn hóa trẻ 1 góc chơi cố định. Luân chuyển để trẻ được thay đổi luân phiên nhau tham gia vào tất cả các góc chơi. - Tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, hòa thuận, quan hệ gần gũi, yêu thương, tôn trọng trong quá trình trẻ chơi. Ví dụ: + Trong tình huống thiếu đồ chơi -> dạy trẻ biết chờ đợi bạn, cùng chơi với bạn hoặc dạy trẻ tìm đồ vật thay thế hay tìm cách chơi khác cho phù hợp. + Trong tình huống giữa trẻ có xung đột -> dạy trẻ học cách thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. + Trong tình huống có giáo cụ mới-> khuyến khích trẻ lựa chọn và hướng dẫn thao tác chơi. 11/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” 3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, việc ứng dụng CNTT sẽ là động lực thúc đẩy các hoạt động đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho giáo viên thuận tiện trong việc tìm kiếm tư liệu, tranh ảnh cho hoạt động trang trí, thiết kế, sắp đặt xây dựng môi trường đồng thời thông qua việc ứng dụng CNTT, giáo viên có thể thiết kế môi trường giáo dục với nhiều góc chơi sáng tạo giúp trẻ ôn luyện và củng cố kiến thức. Phát triển ứng dụng CNTT còn giúp cho giáo viên có nhiều cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục tiên tiến, các chương trình truyền hình thực tế, từ đó học tập các cách thức tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ được tham gia trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. Với việc đẩy mạnh sử dụng CNTT của giáo viên đã tạo được một môi trường giáo dục cho trẻ phù hợp; nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng môi trường trong việc tổ chức hoạt động góc ngày càng đạt kết quả tốt; và làm cho các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngày càng được đổi mới sáng tạo. 3.5 Biện pháp 5: Xây dựng lớp điểm, Tổ chức kiến tập, Tổ chức Hội thảo đổi mới sáng tạo với chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho giáo viên về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Khi xây dựng lớp điểm cần chú ý lựa chọn lớp, chọn giáo viên có khả năng và điều kiện tốt để thực hiện, giúp đỡ giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng đổi mới, từ đó tổ chức cho các lớp khác trong trường đến kiến tập và học tập kinh nghiệm. Thông qua các hoạt động kiến tập giáo viên thấy rõ được cách bố trí sắp xếp môi trường giáo dục trong thực tế như thế nào , cách chuẩn bị các đồ dùng học liệu trong các góc hoạt động ra sao từ đó về áp dụng trong lớp của mình sao cho phù hợp. Các hoạt động kiến tập này được tổ chức cho 100% giáo viên tham gia qua đó giáo viên được trực tiếp trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp và hiệu quả. Tổ chức Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại nhà trường; phát động giáo viên thi đua tích cực tham gia hưởng ứng hội thi; cuối hội thi lựa chọn các lớp có nhiều đổi mới sáng tạo trong xây dựng môi trường giáo dục để tổ chức kiến tập cho giáo viên học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” qua đó cho giáo viên cơ hội được trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế tại lớp mình. Các tham luận được trình bày trong hội thảo đã 12/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nói lên những cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và đạt hiệu quả tốt, đồng thời trong hội thảo giáo viên cũng đã mạnh dạn trao đổi những khó khăn và những tồn tại còn vướng mắc khi xây dựng môi trường giáo dục để cùng nhau bàn bạc, tìm cách tháo gỡ kịp thời. Qua những hoạt động này, những giáo viên có nhiều cố gắng áp dụng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục đã được nhà trường tuyên dương khen thưởng, nhờ đó tập thể giáo viên luôn được động viên khích lệ và ngày càng có nhiều sáng tạo mới. 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh luôn là nguồn động viên khích lệ và sát cánh cùng giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Vì thế để nhận được sự hỗ trợ và phối kết hợp của các bậc phụ huynh, tôi đã chỉ đạo giáo viên tích cực thường xuyên tuyên truyền,vận động để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và nhiệt tình tham gia thực hiện bằng các việc làm như ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu, vật dụng phế thải, cây xanh cho môi trường giáo dục của lớp. Qua bảng tuyên truyền, qua giờ đón trả trẻ giáo viên trao đổi để phụ huynh biết được kế hoạch giáo dục trong tháng từ đó cùng phối kết hợp xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải( các chai lọ nhựa, vải vụn, bìa catton ) sẽ cung cấp cho trẻ có nhiều cơ hội hoạt động phong phú , sáng tạo khi làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, từ đó phụ huynh sẽ tích cực tham gia ủng hộ. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Với tác động của các giải pháp tích cực trên đây, trong năm học 2017- 2018 Công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả tốt: Xây dựng được môi trường giáo dục sáng-xanh-sạch-đẹp với đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi; Có Hệ thống biểu bảng tuyên truyền phù hợp; Trường đã quy hoạch được khu vui chơi phát triển thể chất cho trẻ trên tầng 3 cùng với vườn cây cảnh xinh xắn ở phía trước cửa trường tại các điểm lẻ; Các phòng lớp, hành lang được thiết kế thẩm mỹ, màu sắc trang nhã, sắp xếp khoa học và sử dụng hợp lý, hiệu quả. Giáo viên đã biết trang trí sắp xếp môi trường trong lớp đẹp, ngăn nắp, xây dựng môi trường lớp học có đủ các góc chơi cho trẻ được hoạt động tích cực, thuận tiện trong quá trình học tập và vui chơi. Sưu tầm và tận dụng được nhiều nguyên vật liệu phong phú và sản phẩm của trẻ để trang trí lớp. Nhiều lớp xây dựng được góc thực hành cuộc sống với những đồ dùng giáo cụ mới, sáng tạo phù hợp với trẻ, giúp trẻ hoạt động hiệu quả. Có thể nói thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường trong năm học này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tạo ra một môi trường hoạt động phù hợp và hiệu quả. Môi trường đó được 13/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ; thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Kết quả cụ thể: năm học 2017-2018 nhà trường đã xây dựng được một môi trường giáo dục khoa học, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện. Môi trường ấy có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. đồng thời xây dựng được môi trường giao tiếp rất cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh từ đó tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Năm học 2017-2018, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo quận, với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và của tập thể đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, nhà trường chúng tôi đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm rất phù hợp và hiệu quả. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng tích cực tìm kiếm nhiều hơn nữa các biện pháp sáng tạo để không ngừng đổi mới xây dựng môi trường giáo dục đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ góp phần thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch chuyên đề: “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo trong đó có giáo dục mầm non theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 14/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Xây dựng môi trường giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên có thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục thì chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục mới được nâng lên. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên trong nhà trường trở thành nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Với chương trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, trẻ là trung tâm của tất cả các hoạt động. Trẻ được tích cực hoạt động, được trải nghiệm để khám phá thế giới xung quanh nhằm phát triển toàn diện, phát huy tính tích cực, linh hoạt, độc lập của trẻ trong các hoạt động. Do đó xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động là nhiệm vụ không thể thiếu trong trường mầm non. Thông qua môi trường, trẻ thể hiện được mình; môi trường tốt, an toàn, đảm bảo thì trẻ cũng sẽ hoạt động tốt, phát triển tốt. Bên cạnh đó, bản thân người cán bộ quản lý chỉ đạo phải luôn đổi mới sáng tạo trong công việc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có khả năng quan sát tư duy, bao quát tốt. Nắm chắc năng lực trình độ của từng giáo viên, dựa vào các hoạt động thực tiễn của họ để phân loại, nhóm các đối tượng và có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp; luôn thúc đẩy và tư vấn kịp thời cho giáo viên về các giải pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục sao cho có hiệu quả nhất; cùng giáo viên tìm ra nguyên nhân những tồn tại để đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp. Tổ chức bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải thiếu định hướng và thiếu sự kiểm tra. Tóm lại: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là con đường, là phương tiện giúp trẻ được hoạt động tích cực để từ đó nuôi dưỡng những ước mơ đẹp đẽ, làm cho cuộc sống của trẻ trở nên phong phú đa dạng. Những đam mê khám phá tìm hiểu, trải nghiệm, những nhu cầu hoạt động của trẻ từ đấy được hình thành và không ngừng phát triển, tạo cho trẻ niềm say mê, thích thú khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên sinh động và tươi đẹp hơn. Chính vì vậy thực hiện đổi mới xây dựng môi trường giáo dục là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, tìm tòi, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Đây là một chuyên đề đã, đang và sẽ còn được tiếp tục thực hiện trong những năm học tiếp theo cho đến năm 2020, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải luôn tích cực không ngừng tìm kiếm các biện pháp cải tiến, xây dựng một hệ thống đồng bộ những giải pháp hợp lý từ xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đến lựa chọn nội dung, cách thức thực hiện; chỉ đạo, tổ chức, quản lý, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện; đặc biệt là cần phải có những nghiên cứu, cập nhật những tài liệu hướng dẫn mới về xây dựng môi trường giáo dục, áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, không ngừng đổi mới xây 15/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” dựng môi trường giáo dục tốt và thuận lợi để có thể nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. 2. Khuyến nghị: - Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. - Tăng cường tổ chức cho giáo viên kiến tập xây dựng môi trường giáo dục tại các trường điểm trong và ngoài quận. - Tạo điều kiện xây dựng các chương trình hội thảo, chuyên đề về đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cán bộ quản lý và giáo viên có dịp trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm khi xây dựng và tổ chức sử dụng môi trường giáo dục trong các hoạt động của trẻ. - Mở rộng quan hệ quốc tế để không ngừng phát triển nguồn tài liệu về xây dựng môi trường giáo dục, về các mô hình môi trường giáo dục tiên tiến trên thế giới cho giáo viên tham khảo. - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục, tận dụng các nguồn lực từ phía phụ huynh, cộng đồng để nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non. - Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện để phục vụ tốt cho việc thực hiện đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non. - Điều chỉnh tăng mức lương cho giáo viên mầm non được hưởng theo đúng bằng cấp được đào tạo, xây dựng chế độ đãi ngộ hơn nữa đối với giáo viên mầm non để đội ngũ yên tâm công tác. 16/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Các tài liệu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Tham khảo trên mạng). 3. Các tài liệu về sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (Tham khảo trên mạng). 4. Tài liệu Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non của các tác giả: Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên, Hoàng Thị Thu Hương, Bùi Thị Lâm. 5. Tài liệu Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Module 7. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non Module 8. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3-36 tháng tuổi Module 9. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi 6. Các module ưu tiên trong dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”. 7. Tài liệu tạp chí giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo. 8. Bộ tiêu chí thực hành Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 17/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” V. PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH MINH HỌA Môi trường lớp học trong hoạt động phát triển vận động Môi trường lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại 18/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Trẻ hoạt động trong góc khám phá Các góc hoạt động được ngăn cách tạo khoảng không gian hoạt động hợp lý cho trẻ 19/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Có nhiều đồ dùng thiết bị và học liệu cho trẻ khám phá trải nghiệm tích cực trong môi trường giáo dục Trẻ học cách hợp tác và chia sẻ với nhau trong hoạt động nhóm 20/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Môi trường góc hoạt động có rất nhiều sản phẩm của trẻ Học liệu phong phú và luôn để ở trạng thái mở Trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm trong góc chơi “Quán ăn ngon” 21/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Những chiếc lốp xe cũ đã được tận dụng làm thành những chiếc bàn ăn xinh xắn Môi trường hoạt động góc với các mảng tường mở cho trẻ hoạt động Sản phẩm hoạt động của trẻ được trưng bày ngay trong góc chơi 22/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Góc sách truyện với rất nhiều đồ chơi tự tạo Trẻ hoạt động tích cực theo nhóm trong các góc chơi 23/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Góc chơi thực hành cuộc sống luôn là điều thích thú nhất Có cả đồ chơi có sẵn và đồ chơi tự tạo trong môi trường hoạt động 24/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Môi trường thiên nhiên bên ngoài lớp học Triển lãm đồ dùng đồ chơi sẽ là cơ hội để giáo viên tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho môi trường hoạt động của trẻ 25/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Trẻ có thể tự bày biện, sắp đặt, trang trí các sản phẩm của mình trong các góc chơi Cành cây khô dùng để làm học liệu cho góc toán( trẻ dùng để học đếm) 26/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Hoạt động trong góc tạo hình luôn vô cùng thú vị và hấp dẫn trẻ Những đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ nhà trẻ hoạt động với đồ vật thêm phong phú 27/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Môi trường lớp Nhà trẻ luôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển vận động và giác quan Môi trường lớp học luôn mới mẻ và hấp dẫn trẻ mỗi ngày 28/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Không gian trong lớp học mà tưởng như các bé đang ở ngoài vườn cây Vật liệu thiên nhiên và các đồ dùng phế liệu luôn tạo ra cơ hội hoạt động cho trẻ 29/30
- SKKN: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Học liệu và sản phẩm của trẻ đều rất phong phú sáng tạo 30/30