Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn Giáo dục công dân ở trường THCS

doc 35 trang Đăng Bình 05/12/2023 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn Giáo dục công dân ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_an_toan_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn Giáo dục công dân ở trường THCS

  1. MỤC LỤC Phần mục Nội dung Trang Chương 1 Cơ sở đề xuất giải pháp 3 1.1 Sự cần thiết hình thành giải pháp 3 1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp 4 1.3 Mục tiêu 4 1.4 Các căn cứ để xuất giải pháp 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu 5 1.6 Đối tượng và phạm vi áp dụng 6 Chương 2 Quá trình hình thành và nội dung giải pháp 7 2.1 Quá trình hình thành 7 2.2 Nội dung giải pháp 11 Chương 3 Hiệu quả giải pháp 24 Chương 4 Kết luận và đề xuất, kiến nghị 31 4.1 Kết luận 31 4.2 Đề xuất – Kiến nghị 32 Tài liệu tham khảo 34 1
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông GDCD : Giáo dục công dân GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HS : Học sinh PHHS : Phụ huynh học sinh THCS : Trung học cơ sở TNGT :Tai nạn giao thông TTATGT :Trật tự An toàn giao thông 2
  3. Chương 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp. An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Theo báo cáo tình hình toàn cầu của WHO, về TNGT trên toàn thế giới mỗi năm có 1,2 triệu người chết vì TNGT. Số người chết vì TNGT ở Việt Nam là 15.000. Tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 287 vụ TNGT đường bộ làm 126 người chết và 265 người bị thương đây là con số đáng báo động. Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!” Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn, trăn trở. Tôi xin được trình bày sơ lược một số kinh nghiệm nhỏ của mình để giáo dục phần pháp luật An toàn giao thông cho các em học sinh, nhất là các em học sinh khối 6 khi các em vừa mới bước vào trường THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ. Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu về giao thông cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay tình hình tai nạn giao thông đáng báo động về những vụ tai nạn chết người hoặc để lại những thương tích cho suốt đời. Tai nạn giao thông còn nguy hiểm hơn bất cứ một dịch bệnh hay một chiến tranh nào, hiểm họa tai nạn 3
  4. giao thông có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào nếu người tham gia giao thông lơ là, chủ quan là một trong những nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông đó là người tham gia giao thông còn có rượu, bia, chạy lạng lách, đánh võng, chở vật cồng kềnh, chạy hàng 3 hàng 4 Nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu theo thống kê cho thấy hơn 90% là do thiếu ý thức chấp hành pháp luật về “Trật tự an toàn giao thông” của một số người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là hầu hết ở các trường học việc học sinh đi không đúng phần đường đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tai nạn giao thông thật sự là một thảm họa ở nước ta. Và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với nghành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiền thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Với lí do trên tôi quyết định chọn và viết đề tài “Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn GDCD ở trường THCS” nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông để không xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc. 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp. Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước. Trật tự an toàn giao thông sẽ đảm bảo mang lại hạnh phúc đến mọi người. Là trách nhiệm của toàn xã hội. 1.3. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông. - Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. 1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp. 4
  5. 1.4.1. Cơ sở lý luận: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019. Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh. 1.4.2. Cơ sở thực tiễn : Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học. Nhưng vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp trò chơi - Phương pháp quan sát - Phương pháp cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống pháp luật. - Tích lũy qua quá trình công tác tại trường. 5
  6. - Qua trao đổi, tìm hiểu từ học sinh, đội ngũ thầy cô giáo và các trường bạn. 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng. Học sinh Trường THCS Phước Thắng từ năm học 2015 đến năm 2018. Nội dung chương trình các bài dạy lồng ghép phần pháp luật giao thông trong môn GDCD trong trường THCS. Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong nhà trường nhất là ở các em học sinh khối 6 khi vừa bỡ ngỡ bước vào trường cấp hai. 6
  7. Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP 2.1. Quá trình hình thành 2.1.1. Quan sát thực tế thực trạng của đề tài: Trong thực tế hiện tại ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói chung và địa bàn phường 11 nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường THCS Phước Thắng nằm ở trung tâm phường 11 kề giao ngã ba Đô Lương giáp trường Tiểu học Phước Thắng, Uỷ ban nhân dân phường 11 và khu vực chợ phường 11 nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, các cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường về công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông. - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo của ngành, hưởng ứng Năm An toàn giao thông và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Hiệu trưởng nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học về việc triển khai đầy đủ các chuyên đề đầu năm học cho tất cả cán bộ, giáo viên của trường. Tạo mọi điều kiện tổ chức sinh hoạt cụm nhóm chuyên môn cho tất cả tham gia sinh hoạt để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt là tổ chức dự giờ, thao, hội giảng theo các chuyên đề. 7
  8. - Học sinh THCS Phước Thắng mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động trong ngày. Các em rất hứng thú trong các hoạt động có lồng ghép chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về giáo dục An toàn giao thông cho trẻ. - Bản thân là giáo viên dạy môn GDCD tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh THCS, luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục, cập nhật các thông tin thời sự nói về giáo dục an toàn giao thông, tham dự các buổi triển khai chuyên môn về chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, tôi rất thích dự các tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, vì khi tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đó các em học sinh rất thích và được trải nghiệm thực tế thông qua trò chơi, các em hiểu và nhớ có thể áp dụng khi đi tham gia giao thông trên đường cùng gia đình. Đồng thời phối kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp về luật ATGT cho các em học sinh. * Khó khăn: - Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi giao thông còn rập khuôn. - Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, phải tích hợp theo chủ để, tùy đề tài mà lồng ghép. Có những chủ đề, đề tài rất dễ lồng ghép, có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép. - Khả năng ghi nhớ của một số em học sinh còn hạn chế. Học sinh khối lớp 6 vừa bước vào trường THCS còn nhiều bỡ ngỡ, mới lạ. - Trong nhóm hoạt động còn một số em nhút nhát, thiếu tự tin, không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. - Các tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học về pháp luật ATGT còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. * Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 8
  9. Từ năm năm 2018 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn GDCD lớp 7 và lớp 8. Tổng số HS của cả trường là 1806 em. Những vụ tai nạn như đi bộ không đúng luật, đi xe đạp chở nhau lạng lách, đùa nghịch khi đi học, bị xe máy va quẹt do chưa biết cách đi đường, hay đi chơi đến năm học 2018 - 2019 số học sinh bị tai nạn nghiêm trọng là chưa có, chỉ bị va chạm, xây xát nhẹ lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật. Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của mình đang dạy là trung tâm của phường 11 giao ngã ba Đô Lương và đường 30/4 đầu mối chợ, phường, trường, trạm xe cộ đông tấp nập các em học sinh đi lại qua đường rất nguy hiểm. Cho đến năm học 2018 – 2019 này, tôi được nhà trường phân công dạy môn GDCD lớp 7, 8. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức lồng ghép các hoạt động giáo dục cho các em có ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng: Hiện nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài; chỉ vì không thực hiện an toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. - Các con số về ATGT: Tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết trong từ ngày 16/12/2017 đến 15/6/2018, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. So với 6 tháng đầu năm 2017, số vụ TNGT giảm 594 vụ (giảm 6,19%), số người chết giảm 31 người (giảm 0,75%), số người bị thương giảm 908 người (giảm 11,44%) quả là một con số đau lòng đáng báo động. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Ban An toàn giao thông tỉnh, 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 287 vụ TNGT đường bộ làm 126 người chết (giảm 62 vụ, tăng 1 người chết so với cùng kỳ năm 2017) và 265 người bị thương. Trong số này, có 30 vụ TNGT tự gây làm 31 người chết. Nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT tự gây là do người điều khiển phương tiện đã sử dụng chất kích thích thần kinh (rượu, bia, ma túy ) trước khi lái xe, 9
  10. không chú ý quan sát, lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái nên đã tự đâm vào dải phân cách, cột điện, vỉa hè, cây xanh ven đường.Tuy nhiên con số này vẫn còn lớn, đáng báo động. Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là chạy quá tốc độ (11%), đi không đúng phần đường, làn đường (28,7%), sử dụng bia rượu (3,61%). Theo đánh giá của Ủy ban ATGT Quốc gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện không đi đúng làn đường, vi phạm tốc độ, vượt xe sai quy định, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Phương tiện gây tai nạn chủ yếu là xe máy (chiếm 65%). - Vì vậy, vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT trong cộng đồng dân cư, trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhà nước, cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường và các đối tượng khác trong xã hội là cần thiết. + Ý thức về chấp hành pháp luật ATGT còn thấp, văn hóa giao thông chưa được coi trọng, từ nông thôn đến thành thị. + Một số phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, lỗi thời vẫn ăn sâu trong dân chúng + Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật ATGT còn nhiều bất cập và kém hiệu quả + Việc thực thi pháp luật của các cơ quan chuyên trách chưa nghiêm minh, còn nhiều tiêu cực trong giải quyết các vấn đề pháp lý + Sự yếu kém, lạc hậu về cơ sở hạ tầng - Khu vực trường THCS Phước Thắng là trường xa trung tâm thành phố, nằm sát đường 30/4, giao ngả ba đường Đô Lương phường 11 - thành phố Vũng Tàu đây là con đường nhỏ đang mở rộng, công trình đang thi công, nâng cấp con đường mới, phương tiện tham gia giao thông xe cộ đi lại và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm. - Học sinh ở đây đa số là con em phường 11, 12 làm chài lưới, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên. Bản thân tôi luôn suy nghĩ đến những học sinh bị tai nạn năm qua và là người giáo 10
  11. viên giảng dạy môn GDCD không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào đây để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện sau: 2.2. Nội dung giải pháp Vì tâm lý của học sinh thường ham chơi, hiếu động nhất là những lúc các em được tự do khi hết giờ ra khỏi trường là các em chơi đùa trên đường, chạy xe hàng 3 hàng tư, lạng lách, đánh võng trên đường Đặc biệt các em học sinh khối lớp 6 khi vừa bước vào môi trường mới đang có nhiều bỡ ngỡ, các em được tự mình tới trướng nên rất dễ xảy ra tai nạn. Là một giáo viên giảng dạy môn DGCD tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giải pháp sau: Trước hết chúng ta bàn về An toàn giao thông: ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. ATGT không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội. An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. 11
  12. Như vậy: Pháp luật về ATGT đường bộ là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ. Ở trường trung học cơ sở chương trình pháp luật giao thông gồm: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân gồm 2 tiết ở lớp 6, 7. Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT, 1 tiết ở lớp 7 và 1 tiết ở lớp 8. Tuy nhiên ta có thể tích hợp dạy pháp luật ATGT vào các bài như: Chương trình lớp 6 gồm: - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. (tôn trọng kỉ luật là cơ sở hướng tới tôn trọng pháp luật có luật ATGT) - Bài 9: Lịch sự, tế nhị (Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật) - Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tuyên truyền về ATGT) - Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT - Thực hành ngoại khóa Tìm hiểu về ATGT Chương trình lớp 7 gồm: - Bài 3: Tự trọng (biết tự giác chấp hành pháp luật ATGT) - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật) Chương trình lớp 8 gồm: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (Tôn trọng thực hiện nghiêm luật ATGT) - Bài 2: Liêm khiết (người liêm khiết chấp hành đúng pháp luật ATGT) - Bài 3: Tôn trọng người khác - Bài 5: Pháp luật và kỉ luật (Biết chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt pháp luật) - Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (học hỏi văn hóa giao thông các dân tộc khác nhất là các nước phát triển) 12
  13. - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (Biểu hiện thực hiện tốt trật tự ATGT ) - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (tố cáo, khiếu nại khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật ATGT) - Bái 19: Quyến tự do ngôn luận Chương trình lớp 9 gồm: - Bài 2: Tự chủ (Tự làm chủ bản thân và các tình huống khi tham gia giao thông) - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật - Thực hành ngoại khóa “Sống và làm việc theo pháp luật”. Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THCS cần có phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học. người giảng dạy phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh mà thiết kế nội dung giáo dục pháp luật ATGT cho phù hợp. Dạy học pháp luật giao thông trong môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống: phải hướng dẫn học sinh liên hệ với từng bài học, đời sống cá nhân, tập thể và địa phương. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế việc chấp hành pháp luật giao thông ở trường học, địa phương và xã hội. Đối với học sinh THCS các em cần nắm được các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi; biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường thông thường; hiểu được tầm quan trọng của bảo đảm an toàn giao thông đối với bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đúng và chưa đúng và có ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông. Các vi phạm ở học sinh là đi bộ qua đường không chấp hành chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, không chú ý quan sát, tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường; trèo qua dải phân cách; đi xe đạp không đúng phần đường quy định, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, chở 2 – 3 bạn trên xe, 13
  14. vừa đi vừa đùa nghịch, gây mất trật tự ATGT, rẽ đột ngột trước đầu xe ô tô, xe máy; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện Để khắc phục các lỗi vi phạm, phòng tránh tai nạn giao thông, mỗi học sinh phải luôn học tập, tìm hiểu để nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ; phải thận trọng và luôn chú ý quan sát khi đi đường; thường xuyên xem xét việc thực hiện ATGT của mình để tự điều chỉnh và nhắc nhau cùng thực hiện tốt. Muốn được như vậy thì cần thực hiện tốt các giải pháp sau: - Giải pháp 1: + Đối với phụ huynh học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định vể ATGT khi tham gia giao thông trên đường (đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ ) Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. + Đối với học sinh: Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - ở lớp 6 “ Đi xe đạp an toàn”. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi 14
  15. tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. - Giải pháp 2: + Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau: Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). Đi đúng hướng đường, phần đường của mình. Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. Ở tuối các em không được chạy xe gắn máy đến trường. Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như : Biển báo cấm; biến báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh. + Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau: Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang (từ 3 xe trở lên). Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. Dừng xe giữa đường nói chuyện. Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. Rẽ đột ngột qua đầu xe. Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường. (Theo điều 28 - Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) 15
  16. Tôi thường nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả người lớn. - Giải pháp 3: Là môn học GDCD, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong trường, đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể: Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp trò chơi Phương pháp quan sát Phương pháp động não 16
  17. Phương pháp sắm vai giải quyết tình huống pháp luật. Ở chương trình DGCD lớp 6, có nguyên bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” ngoài việc dạy các kiến thức căn bản về các loại tín hiệu đèn, biển báo, quy tắc đi đường Để các em dễ nắm ta có thể cho các em tham gia sắm vai giải quyết tình huống, tìm các bài hát về ATGT chơi thi tài năng: Bài hát “Chúng em với an toàn giao thông”: “Chúng em với ATGT là hạnh phúc là tình yêu cuộc sống. Chúng em với ATGT là hạnh phúc, là niềm vui cho mọi nhà. Nào bạn ơi chớ quên. Đi trên đường ta không lạng lách, đi trên đường không dàn hàng ngang. Gặp đèn đỏ nhanh nhanh đứng lại, đèn xanh bật ta đi an toàn. Nào bạn ơi vì cuộc sống của bạn của tôi, vì tương lai đất nước đẹp giàu. Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà”. Các bài vè vui dễ ghi nhớ như: “Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật. Ô tô xe máy. Vượt ẩu, phóng nhanh. Lấn đường, cạnh tranh. Có ngày tai nạn Bạn ơi hãy nhớ. Học luật đi đường. Bất cứ ở đâu. Chấp hành nghiêm chỉnh. An toàn, hạnh phúc. Cho bạn cho tôi. Cho cả mọi người. Hãy tuân theo luật. Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật ” Ở nhà trường hiện nay đang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu Ngoài ra, giáo viên dạy tích hợp giáo dục ATGT vào hoạt động tìm tòi, mở rộng có thể cho các em về nhà vẽ tranh theo chủ đề ATGT. Các em vẽ theo ý thích, sau đó nộp lại giáo viên chấm lấy điểm. Qua đó, chúng ta động viên khen chọn những bài tiêu biểu trưng bày ở bảng tin của nhà trường. Giáo viên tổ chức cho các em sinh hoạt chuyên đề về ATGT vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa. Các em sẽ tham gia tích cực, hào hứng, tự do trình bày ý tưởng của mình. 17
  18. Vẽ tranh về ATGT: 18
  19. Sinh hoạt chuyên đề GD ATGT: 19
  20. Vậy những biện pháp có hiệu quả nhằm xây dựng ý thức và thói quen tốt khi tham gia giao thông của học sinh: Trước hết, mỗi bản thân con người tham gia giao thông hãy tự giác cẩn thận khi tham gia giao thông Đối với học sinh tham gia giao thông thì phải: Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định luôn luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ; phải hình thành thói quen văn minh đô thi khi tham gia giao thông, học cách chờ đợi (chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải đúng quy định. Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ thông qua các buổi họp phụ huynh. Việc thực hiện pháp luật An toàn giao thông phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản; An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuỗi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phài thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi tham gia giao thông. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng cần phải được lên án manh mẽ. - Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ qua các tiều phẩm, hoạt cảnh, đố vui, hái hoa dân chủ; qua các cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT, thi hùng biện học sinh với văn hóa giao thông, thi vẽ tranh về ATGT; tổ chức tuyên truyền cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: trưng bày panô, áp phích, hình ảnh tai nạn giao thông, chiếu phim tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về tai nạn giao thông và các biện pháp phòng ngừa để các em nâng cao nhận thức chấp 20
  21. hành Luật Giao thông Đường bộ. “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”. - Tăng cường công tác giáo dục đảm bảo ATGT thông qua tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo TTATGT, tuyên truyền lưu động Luật Giao thông đường bộ, trang bị 100 bảng tin ATGT tại các trường học, đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm có những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT trong học sinh. Các em các em học sinh khối 6 cần được hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, cách ngồi an toàn sau xe máy, xe đạp. Đây đều là những kiến thức cần thiết rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Về các biện pháp cụ thể, chúng ta có thể xây dựng “cổng trường an toàn giao thông” thành lập đội sao đỏ trực ở cổng trường nhắc nhở HS, PHHS vi phạm luật ATGT như không đội mũ bảo hiểm hoặc trừ điểm thi đua những em HS vi phạm, ngoài ra còn xây dựng “cổng trường 5 không, 3 có” và đưa việc chấp hành Luật Giao thông Đường bộ làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức. - Phát động khuyến khích các em tham gia tốt các cuộc thi giao thông thông minh trên Internet, An toàn cùng xe đạp điện - Thêm nữa, một trong những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đó là định hướng nhắc nhở HS sử dụng xe buýt, xe hợp đồng Dasu đưa đón học sinh trong nhà trường. Qua đó, thời gian đưa đón các em cũng được trường sắp xếp khoa học, đúng giờ. Việc tổ chức tốt phương tiện đưa đón này còn giúp phụ huynh tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân trên đường phố, hạn chế 21
  22. tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường, tạo được sự đồng thuận trong hội phụ huynh. Điều 32, Luật Giao thông đường bộ quy định: người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường, có cầu vượt, có hầm dành cho người đi bộ. Ở những nơi không có các điều kiện này, người đi bộ khi qua đường phải tự chịu trách nhiệm về an toàn cho mình. Thực tế có nhiều phụ huynh đưa đón học sinh lấn chiếm lòng đường khi tham gia giao thông, cũng như chưa xây dựng được hình ảnh đẹp về văn minh đô thị trong mắt trẻ thơ. Về phía nhà trường, bên cạnh công tác nhắc nhở phụ huynh, cũng cần bố trí sắp xếp việc đưa đón học sinh trong sân trường sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường, tránh tái diễn ùn tắc. Đó cũng là cách thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông, mỹ quan đô thị ngay từ cổng trường, nơi khởi nguồn tri thức. - Thiết nghĩ, các biện pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ thì sẽ tạo được một phong trào thi đua mạnh mẽ trong ngành Giáo dục và sẽ đạt được những kết quả tốt trong việc đảm bảo trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung. * Tóm lại: Vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt pháp luật về An toàn giao thông. Các em học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe, thành công của các bạn là vinh quang của tổ quốc, vì thế, ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì tương lai, vì một xã hội an toàn, không tai nạn giao thông, không tai nạn do thuốc súng, pháo nổ Đối với các học sinh luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc giáo dục, của gia đình, nhà trường và xã hội, được học những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông từ khi còn là học sinh tiểu học, vậy thì đây chính là lúc các 22
  23. em cần áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè, đồng thời góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội Bởi thế, tìm hiểu về luật an toàn giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tam gia giao thông là điều vô cùng quan trọng. Khi tham gia giao thông, điều quan trọng là phải hiểu biết về các quy định đối với người tham gia giao thông, biết hệ thống tín hiệu giao thông, từ đó sẽ giảm được khả năng gây ra hoặc gặp phải tai nạn. Những điều đó, học sinh học được hằng ngày, ngoài ra các em còn có thể học thêm trong sách vở, qua các phương tiện thông tin đại chúng Hãy biến điều đó thành ý thức tự giác, thành thói quen vì một cuộc sống an toàn, vì một xã hội đầy tình người và không có tai nạn giao thông! 23
  24. Chương 3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP Với những kinh nghiệm của một giáo viên dạy môn GDCD trên mà bản thân đã thực hiện trong các năm học đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. Trong thời gian qua, là giáo viên giảng dạy môn DGCD ở trường THCS Phước Thắng tôi đã phối kết hợp, tham mưu với ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tổ chức Đoàn thể, trường đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt dưới cờ, tọa đàm, buổi phát thanh học đường về ATGT, thi tìm hiểu về Luật ATGT đường bộ, thi hùng biện học sinh với văn hóa giao thông, thi vẽ tranh về ATGT; phối kết hợp với chi đoàn tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu tổ chức cho học sinh tham gia phiên tòa giả định xử về tội cố ý vi phạm luật giao thông để giáo dục pháp luật giao thông rất hiệu quả Bên cạnh đó, trường còn phối kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, học sinh, phụ huynh học sinh thực hiện tốt luật ATGT đường bộ, không lấn chiếm lòng đường vỉa hè trước cổng trường làm nơi kinh doanh buôn bán. Thực hiện xây dựng cổng trường ATGT, thành lập đội sao đỏ trực cổng trường nhắc nhở các bạn học sinh (nhất là các em khối 6 vừa vào trường còn nhiều bỡ ngỡ) và phụ huynh học sinh cùng thực hiện tốt trật tự ATGT cổng trường. Cùng ban hoạt 24
  25. động ngoài giờ lên lớp phân công khu vực cho phụ huynh học sinh đưa đón con em theo đúng nơi quy định để đảm bảo TT ATGT cổng trường. Kết quả trường đã đạt nhiều khen thưởng từ cấp phường đến thành phố qua các cuộc thi về luật ATGT, văn hóa giao thông. Phụ huynh học sinh chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, đưa đón con em đúng nơi quy định, học sinh trong trường nắm rõ về những điều cơ bản về luật giao thông đường bộ và hạn chế tình trạng vi phạm: “ Trường Phước Thắng trường em đổi mới Học sinh trường tuân thủ giao thông Cùng nhau vận động người thân. Chấp hành tốt luật giao thông khi đi đường” Qua đó, mục tiêu thông điệp gửi tới cho các em học sinh và mọi người là: “Đi đúng đường – dừng đúng vạch – thiết lập trật thự kỉ cương giao thông”. “Mọi người cùng nhau thực hiện văn hóa giao thông” Sau đây là một số hình ảnh về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh của trường THCS Phước Thắng như tham gia cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT đường bộ do Phòng GD&ĐT thành phố Vũng Tàu tổ chức; tổ chức sinh hoạt ngoại khóa qua các tiết sinh hoạt dưới cờ như tiểu phẩm ATGT, hái hoa dân chủ, thi vẽ tranh về ATGT, thi hùng biện học sinh với văn hóa giao thông luôn tạo không khí sôi nổi thu hút các em học sinh tham gia, tham dự phiên tòa giả định xét xử về tội cố ý vi phạm luật giao thông gần gũi với các em để giáo dục pháp luật An toàn giao thông rất hiệu quả, mời cảnh sát giao thông về tuyên truyền ATGT và trao mũ bảo hiểm cho HS có hoàn cảnh khó khăn 25
  26. Thi thời trang giới thiệu các biển báo giao thông Thi về An toàn giao thông do PGD&ĐT tổ chức: 26
  27. Sinh hoạt dưới cờ tuyên truyền về ATGT: 27
  28. Các hoạt cảnh về ATGT: 28
  29. Tham dự phiên tòa giả định xét xử về tội cố ý vi phạm Luật ATGT tại Tòa án nhân dân TP Vũng Tàu: 29
  30. Mời cảnh sát giao thông tuyên truyền về ATGT và trao mũ bảo hiểm cho HS có hoàn cảnh khó khăn khó khăn: 30
  31. Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Bài học kinh nghiệm: Các cấp chính quyền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho học sinh noi theo. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục ATGT cho học sinh. Tuyên truyền vận động Phụ huynh học sinh là người gương mẫu thực hiện và giáo dục con em mình có thói quen thực hiện tốt luật ATGT ngay từ khi còn nhỏ. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các cuộc thi vế luật ATGT. Xây dựng cổng trường an toàn giao thông trật tự văn minh. Bản thân người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD là tấm gương phản chiếu nhiều chiều, vì thế người giáo viên phải gương mẫu luôn chấp hành tốt luật giao thông, chuẩn mực trong tư thế, tác phong, trong cách ứng xử - giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh Phải luôn có thái độ, tinh thần vui vẻ cởi mở khi đến trường đến lớp, vui với nghề có như vậy trong mỗi tiết dạy mới sinh động, thầy trò dễ gần nhau hơn, dễ giáo dục đạo đức học sinh. Đặc biệt, luôn thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Phải thường xuyên trao dồi về kiến thức chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng sư phạm, nâng cao trình độ tin học để theo kịp thời đại và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào bài dạy. Giáo viên giảng dạy môn GDCD như tôi cần linh hoạt sử dụng nhiều hình thức tổ chức giáo dục, dạy học, vận dụng các phương pháp thích hợp như trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành, trắc nghiệm, sắm vai thường xuyên cập nhật các nội dung thông tin mới mẻ để gây hứng thú cho các em, tránh sự nhàm 31
  32. chán. Tiết dạy về pháp luật giao thông phải nhẹ nhàng tự nhiên, không áp đặt, tạo không khí vui tươi, thoải mái thu hút các em cùng tham gia. Giáo viên căn cứ vào điều kiện tình hình cụ thể của địa phương, đối tượng học sinh để lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản hình thành cho học sinh của mình không nhất thiết phải tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về ATGT và đúng luật giao thông. Đặc biệt tạo cho các em học sinh ý thức tự giác thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ khi đi xe đạp, đi bộ hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Biết lựa chọn đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lý tốt các tình huống giao thông khi đi học. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông, vì tôi cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người”. 4.2. Đề xuất và kiến nghị: Tôi thiết nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào nội dung bài dạy đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện cụ thể từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, cụm nhóm bằng nhiều hình thức như đố vui để học, thi kịch tiểu phẩm, những sáng tác biểu diễn văn nghệ có nội dung về ATGT thì hiệu quả sẽ cao nữa. Hãy tạo điều kiện cho các em tham quan thực tế, nghe cảnh sát giao thông nói chuyện về ATGT. Mỗi người giáo viên giảng dạy môn GDCD như chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc giảng dạy, tham gia tổ chức các hoạt động nhằm làm công tác giáo dục pháp luật ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả. Ngoài ra cần đầu tư thêm về đồ dùng dạy học trực quan, tài liệu, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu giảng dạy vể pháp luật giao thông như: Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Bộ tranh biển báo giao thông, Bộ đĩa hình về tiết dạy mẫu an toàn giao thông 32
  33. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng kiến thức kĩ năng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh ở trường THCS qua môn GDCD. Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô trong ban giám khảo xem xét, đóng góp ý kiến để hiệu quả giáo dục pháp luật giao thông trong trường THCS đạt hiệu quả cao và để tôi làm tốt hơn trong những năm học sau. Xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là báo cáo kết quả sáng kiến kinh nghiệm của bản than tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũng Tàu, ngày 10 tháng 10 năm 2018 Người viết Nguyễn Thị Sơn 33
  34. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật an toàn giao thông 2. Phương pháp giảng dạy môn GDCD - Hà Nhật Thăng 3. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn GDCD lớp 6, 7, 8, 9. 4. Sách giáo dục kĩ năng sống GDCD THCS 5. Tài liệu bồi dưỡng Pháp luật (Ban bồi dưỡng trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu) 6. Tài liệu giáo dục an toàn giao thông đường bộ trong các trường THCS (của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia – Bộ GD&ĐT) 7. Thông tin trên mạng truyền thông, Internet 8. Văn hóa giao thông dành cho HS lớp 6, 7, 8, 9. 34
  35. HỘI ĐỒNG XÉT SKKN CỦA TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẮNG XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 35