Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dien_cam_cac_bai_van_x.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh Lớp 4
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ 1 1. Cơ sở lí luận 1 2. Cơ sở thực tiễn 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG 2 1. Đối tượng nghiên cứu 2 2. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Thời gian thực hiện đề tài 2 B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 3 I. KHẢO SÁT THỰC TẾ 3 III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH 4 1. Đọc mẫu 4 2. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng 4 2.1 Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. 4 2.1.1 Đọc đúng các âm dễ lẫn 4 2.1.2 Đọc đúng các vần 5 2.1.3 Đọc đúng dấu thanh 5 2.2 Rèn tốc độ đọc 6 2.3 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm 7 2.3.1 Nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu 7 2.3.2 Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ) phù hợp với từng loại câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến ). 7 2.3.3 Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời của nhân vật: 8 2.3.4 Phân tích cách ngắt nghỉ hơi 9 2.3.5 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu 10 2.4 Sử dụng linh hoạt các hình thức học tập 12 2.5 Tổ chức trò chơi học tập 12 IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. So sánh đối chứng kết quả ban đầu 14 2. Kết luận khoa học 14 3. Khuyến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh đọc và hiểu được nội dung bài thì phân môn Tập đọc có vai trò thật quan trọng. Phân môn Tập đọc giúp các em có kĩ năng nghe tốt, đọc thông, viết thạo, đọc đúng còn giúp các em hiểu được nội dung văn bản. Đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra phân môn Tập đọc còn có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh của lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em chưa thể cảm nhận hết hoặc có cảm nhận cũng không thể diễn đạt tốt vì vốn ngôn ngữ của các em còn quá đơn giản, ít ỏi và chưa phong phú. Quá trình dạy Tập đọc, để các em đọc đúng đã là khó, để các em đọc diễn cảm được văn bản còn khó khăn gấp nhiều lần. Như vậy, để đạt được các yêu cầu trên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi mỗi giáo viên cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho “nhẹ nhàng, chất lượng, hiệu quả”. 2. Cơ sở thực tiễn Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ. Phân môn Tập đọc tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành, phát triển từ các lớp dưới đồng thời rèn một kĩ năng mới là đọc diễn cảm (nghĩa là đọc phải thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách của nhân vật trong bài). 1/15
- Như vậy, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh là một việc làm không đơn giản và dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể để áp dụng thì mới nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy Tập đọc. Khi vào thực tế giảng dạy thì phần lớn học sinh còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Hầu như các em chỉ đọc đúng, tức là dùng cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ. Số em đọc diễn cảm đạt yêu cầu còn có phần hạn chế. Mà đọc diễn cảm hạn chế tức là hạn chế năng lực cảm thụ văn học của các em. Điều này làm tôi trăn trở, lo lắng. Xuất phát từ thực tiễn và kết hợp với suy nghĩ “làm thế nào để các em đọc diễn cảm được tốt, giúp các em say mê, phấn khởi học tốt phân môn Tập đọc (cũng như các phân môn khác của môn Tiếng Việt) và các môn học khác”, tôi đã quyết định chọn đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn dùng tri thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nghiên cứu đề tài nhằm giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng đọc diễn cảm đối với các loại hình văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi giúp học sinh có khả năng hiểu - cảm nhận nội dung và giá trị của bài Tập đọc một cách sâu hơn. Mặt khác, tạo cơ sở để các em học tốt hơn ở các lớp trên và tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG 1. Đối tượng nghiên cứu “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh lớp 4” 2. Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học 3. Thời gian thực hiện đề tài Năm học 2019 - 2020 2/15
- B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. KHẢO SÁT THỰC TẾ Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh còn yếu. Có những em đọc đúng còn chưa chuẩn, biểu hiện: Phát âm ngọng, lẫn lộn các phụ âm (r/d/gi, s/x, ch/tr) hoặc vần (ưu/iu, ươu/iêu); đọc sai dấu thanh (~/’/?/.). Hầu hết học sinh (kể cả học sinh khá, giỏi) đều đọc ngọng những tiếng có phụ âm đầu l/n. Với những tiếng khó đọc, các em đọc còn nhát gừng, ngắc ngứ. Mặt khác học sinh chưa biết nghỉ hơi sau dấu câu, học sinh còn đọc theo bản năng, đọc tự do, thích nghỉ lúc nào thì nghỉ. Hoặc là khi đọc các câu dài, các em không biết ngắt nghỉ giữa các cụm từ. Vì vậy, khi đọc lên sẽ làm cho người nghe hiểu lầm, hiểu sai nghĩa của câu văn, ý thơ. Với những học sinh đọc đúng tốt thì các em chưa có kĩ năng thể hiện giọng điệu và biểu lộ cảm xúc khi đọc bài, tức là chưa biết đọc diễn cảm (đọc hay). Số liệu điều tra trước khi thực hiện: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Người ăn xin (tập I) - Kết quả thu được như sau: Tổng số học sinh Đọc diễn cảm Đọc đúng Đọc chưa lưu loát 42 em 9 em = 21,4% 23 em = 54,8% 10 em = 23,8% Trước thực trạng như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp tích cực giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm tốt, có hứng thú khi đọc phân môn Tập đọc. II. NGUYÊN NHÂN Khi có kết quả khảo sát, tôi đi sâu vào phân tích và tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn hạn chế, đó là: - Học sinh chưa làm chủ được ngữ điệu, nghĩa là chưa có kĩ năng phối hợp các yếu tố âm thanh, cường độ, ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa, phạm trù ngữ pháp cũng như sắc thái cảm xúc biểu cảm. - Do vốn từ ngữ còn hạn chế, các em chưa hiểu rõ các từ ngữ trong văn bản dẫn đến ngắt nghỉ hơi không đúng văn bản và hiểu sai ý câu văn, nhất là những câu văn có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. 3/15
- - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn ít chú ý tới khâu luyện đọc cho học sinh mà chủ yếu đi sâu vào bài giảng. Hoặc cũng có những giáo viên đã chú ý đến khâu luyện đọc cho học sinh nhưng mới dừng lại ở mức độ luyện đọc trôi chảy, đọc đúng mà chưa chú ý đến luyện đọc diễn cảm. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH 1. Đọc mẫu Việc đọc mẫu của giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với học sinh, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn những khía cạnh tinh tế, những thái độ, tình cảm của tác giả đối với các nhân vật trong tác phẩm. Đọc mẫu là biện pháp không thể thiếu để hình thành cách đọc diễn cảm cho học sinh. Theo tôi, giọng đọc của giáo viên là hết sức quan trọng. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài giúp học sinh định hướng được cách đọc. Không những thế còn lôi cuốn, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh. Tôi thấy, khi giáo viên đọc mẫu, các em rất chăm chú lắng nghe, coi giọng đọc của cô lúc dó như là “thần tượng” để các em bắt chước theo, học tập theo. Muốn đọc mẫu được hay, giọng đọc truyền cảm, giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Giáo viên phải tự luyện đọc và sửa giọng sao cho phù hợp với bài đọc. 2. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc đúng Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi; không đọc thừa, không đọc sót. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, nghĩa là đọc đúng chính âm. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh là một điều không thể thiếu. Điều đó cũng giống như để thực hiện đúng phép tính nhân (x), chia (:) trong toán học thì học sinh phải thuộc bảng cửu chương vậy. Nên bắt đầu từ khi nhận lớp, tôi đã dặn các em về nhà đọc trước những bài văn, bài thơ trong sách Tiếng Việt 4 (vì qua 3 tháng nghỉ hè, việc luyện đọc của các em nhìn chung còn hạn chế). Giờ truy bài, các bàn trưởng, tổ trưởng có nhiệm vụ kiểm tra các bạn trong bàn mình. Tôi hướng dẫn học sinh đọc tốt hơn kèm cặp, giúp đỡ những học sinh đọc yếu. Nếu học sinh nào đọc chưa tốt (đọc ngắc ngứ, đọc sai) thì các tổ trưởng ghi tên các bạn đó và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để giáo kịp thời có biện pháp giúp đỡ. Trong giờ Tập đọc, tôi thường xuyên chú trọng rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng ở phần luyện đọc, cụ thể là: 2.1 Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. 2.1.1 Đọc đúng các âm dễ lẫn Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần 4/15
- thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng, trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. Khi học sinh đọc bài, giáo viên nghe thật tinh xem học sinh đó đọc có chính xác không? Còn sai ở tiếng nào? Từ nào? Sau đó giáo viên ghi các từ các em dễ đọc sai lên bảng cho học sinh đọc lại nhiều lần. Với những tiếng có cặp phụ âm l/n thì việc rèn cho học sinh cần tỉ mỉ hơn vì đa phần các em đều phát âm sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - Trước hết, tôi cho các em thấy tác hại của việc phát âm sai. Việc phát âm sai dẫn đến người nghe hiểu lệch ý nghĩa của tiếng, của từ trong câu và dẫn đến hiểu sai ý của văn bản. + Ví dụ: Khi dạy bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tập I) có câu: “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn Nhện” thì phải đọc là vay “lương” ăn chứ không đọc là vay “nương” ăn vì “lương” ở đây là “lương thực”, “lương tháng” khác “nương rẫy” hay “làm nương” Như vậy, chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là “l”, khi nào phát âm đọc là “n” trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra, tôi chú trọng rèn phát âm đúng hai phụ âm đầu l/n trong các tiết Luyện phát âm của buổi học thứ hai, trong tất cả các tiết học, môn học khác. 2.1.2 Đọc đúng các vần Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu (l/n) như trên mà cần rèn cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau: - Khi các em đọc bài, giáo viên cùng học sinh theo dõi. Nếu học sinh đọc sai, giáo viên ghi lên bảng và sửa cho học sinh: “con hươu” (vần “ươu”) không đọc là con “hiêu” (vần iêu), “về hưu” không đọc là “về hiu”, “uống rượu” không đọc là “uống riệu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo ” Giáo viên gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó rồi giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh. 2.1.3 Đọc đúng dấu thanh Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi còn luyện cho học sinh đọc đúng dấu thanh. 5/15
- Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh . Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như: thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ” là sai nghĩa của câu. Chính vì thế cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như sau: Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn. Giáo viên gọi một số học sinh đọc. Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa. Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng thì giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh. + Ví dụ: Khi dạy bài Chị em tôi (tập I) Trong bài các một số từ, chẳng hạn như: “tặc lưỡi” không đọc là “tặc lưới”, “giận dữ” không đọc là “giận dứ”, “dũng cảm” không đọc là “dúng cảm” 2.2 Rèn tốc độ đọc Trên cơ sở học sinh đã làm được yêu cầu phát âm đúng, giáo viên sẽ chuyển sang yêu cầu đọc đúng tốc độ, tức là với một khoảng thời gian nhất định cần phải đạt được một dung lượng theo quy định. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với tốc độ vừa phải, dễ nghe và phù hợp với nội dung của văn bản. Để giúp học sinh đọc đúng tốc độ, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh: Biết ngồi đọc với tư thế thoải mái cũng như biết giữ khoảng cách trung bình giữa mắt và sách theo đúng quy định chung của việc đọc (khoảng 25 - 30 cm). Trước khi đọc được thành tiếng, học sinh cần đọc thầm tất cả các câu chữ trong bài cần đọc. Việc điều chỉnh tốc độ đọc là cần thiết. Với những em đọc quá tốc độ bình thường, giáo viên nên đọc mẫu để các em có thể ước lượng và điều chỉnh tốc độ đọc. Cũng có thể cho các em đọc nối tiếp nhau: em có tốc độ đọc nhanh sẽ được đọc tiếp nối với các em có tốc độ trung bình. Với những em đọc chậm so với tốc độ bình thường, giáo viên cũng có thể đọc mẫu để các em tự điều chỉnh tăng tốc độ lên hoặc cho các em đọc chậm đọc tiếp nối với những em có tốc độ đọc vừa phải. Cách tiến hành như vậy có thể giúp các em tự điều chỉnh được tốc độ đọc của mình. Tùy từng văn bản, tùy từng bài mà cần có tốc độ đọc cho phù hợp. Nhưng giáo viên cần định hướng cách đọc chung, đó là không đọc liến thoắng, đọc nhanh quá. Vì đọc như thế sẽ dễ bỏ sót từ hoặc sẽ vấp (đọc ngắc ngứ) khi gặp những tiếng có vần khó đọc. 6/15
- 2.3 Rèn kĩ năng đọc diễn cảm Kĩ năng đọc diễn cảm ở các văn bản nghệ thuật được luyện tập sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về đọc đúng, đọc rõ ràng, mạch lạc; sau khi học sinh đã tìm hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả. Để có kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần hướng dẫn các em luyện tập để đạt được các yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao; cụ thể là: 2.3.1 Nhấn giọng các từ ngữ quan trọng trong câu Các từ cần nhấn giọng đó là các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ “chìa khóa” làm nổi bật ý chính. Các từ loại như: từ láy, từ tượng hình, tượng thanh thường được sử dụng nhiều, đặc biệt là trong văn miêu tả. Sau khi phát hiện ra giọng đọc của từng đoạn, toàn bài, giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm các từ ngữ mà các em cần đọc nhấn giọng và giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh gạch chân các từ ngữ đó. + Ví dụ: Bài Ông Trạng thả diều (tập I) Khi đọc đoạn văn ca ngợi tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền, cần nhấn giọng các từ ngữ: “Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút và ngón tay hay mảnh gạch vỡ, còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong”. 2.3.2 Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ) phù hợp với từng loại câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến ). Trong một tác phẩm, để thể hiện nội dung được sinh động, hình ảnh hấp dẫn, chân thật thì tác giả phải sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu. Mỗi kiểu câu lại phải được thể hiện ngữ điệu theo một cách khác nhau. Nếu cứ đọc đều đều, câu nào cũng giống nhau thì bài văn mất đi cái hay và nét đặc sắc của nó. Vì thế giáo viên giúp học sinh nhận ra cách thể hiện ngữ điệu. + Ví dụ: đọc bài Người ăn xin ( tập I) có câu: “Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại ” thì đọc nghỉ hơi dài sau chỗ có dấu chấm lửng thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương. 7/15
- “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thì đọc như một lời than. “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”- đọc như một lời cảm ơn chân thành, xúc động. Để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải làm thường xuyên đối với văn bản thể hiện các kiểu câu như trên. 2.3.3 Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời của nhân vật: Biện pháp này nhằm giúp học sinh đọc thể hiện sự phân biệt giữa lời kể của tác giả với lời nhân vật trong tác phẩm. Đọc giọng lời kể của tác giả chính là giọng đọc chung của bài. Còn tùy từng nhân vật mà thái độ thể hiện qua giọng đọc lại khác nhau. + Ví dụ: Bài Những hạt thóc giống. Giáo viên cần định hướng cho học sinh: đọc diễn cảm với giọng chậm rãi. \ Còn lời cậu bé Chôm tâu vua thì ngây thơ, lo lắng: “Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được” \ Lời nhà vua: * Khi thì ôn tồn: “Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!”. * Khi thì dõng dạc (khen ngợi Chôm): “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”. Ngoài ra, có những tác phẩm cần phải thể hiện sự phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu ) Đối với những bài cần thể hiện nhiều giọng đọc theo các kiểu câu, để tránh học sinh đọc lên xuống giọng tùy tiện, giáo viên phải hướng dẫn thật tốt khái niệm các kiểu câu và cách đọc các kiểu câu: - Câu kể (ở cuối câu có dấu chấm): khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu. - Câu hỏi ( ở cuối câu có dấu chấm hỏi): khi đọc phải lên giọng ở cuối câu. - Câu cảm, câu khiến (ở cuối câu có dấu chấm than) khi đọc phải lên giọng ở cuối câu. - Câu kể có dấu chấm lửng khi đọc phải kéo dài giọng. 8/15
- Tóm lại: Sự thành công của việc đọc diễn cảm phụ thuộc rất nhiều vào sự thể hiện giọng đọc, sự phân biệt giọng (như đã trình bày ở trên). Giáo viên làm tốt biện pháp này là đã góp phần quan trọng vào sự thành công của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. 2.3.4 Phân tích cách ngắt nghỉ hơi Cùng với việc rèn luyện kĩ năng đọc đúng, xác định giọng điệu phù hợp nội dung bài thì học sinh cần biết cách ngắt nghỉ hơi đúng (nghỉ nhanh, tự nhiên). Mỗi câu văn, dù ngắn hay dài thì đều phải có cách nghỉ hơi phù hợp để không gây hiểu lầm hoặc gây mơ hồ về nghĩa. Cũng giống như phát âm sai, nếu nghỉ hơi sai dẫn đến người nghe hiểu sai, hiểu lệch ý nghĩa của câu văn, ý văn mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc. Theo tôi, đối với bài văn xuôi, chỗ nghỉ hơi phải trùng với ranh giới của ngữ đoạn. Đây là khái niệm gắn với nghĩa, gắn với quan hệ ngữ pháp. Nhờ hiểu nghĩa và các quan hệ ngữ pháp mới đọc được đúng, giúp người nghe hiểu được nội dung bài. Qua những giờ dạy Tập đọc, tôi thấy: Học sinh thường nghỉ hơi sai vì các em chưa chú ý đến kiến thức ngữ pháp. Cụ thể là các từ đơn, từ ghép hay cấu trúc câu gồm chủ ngữ - vị ngữ. Khi đọc, các em thường nghỉ hơi tự do, có khi một từ tách ra làm 2 hoặc không nghỉ hơi đúng ở ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ. Mặt khác, học sinh thường mắc lỗi ngắt nhịp ở những câu dài, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. + Ví dụ: trong bài Một người chính trực (tập I) có câu: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.” Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) giữa các cụm từ trong câu trên như sau: “ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.” Để giúp học sinh ngắt nhịp đúng, tôi đưa ra biện pháp sau: * Giúp học sinh nắm chắc khái niệm “từ đơn”, “từ ghép” trong phân môn luyện từ và câu. Các em được thực hành nhiều trong giờ luyện tập với những bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép trong câu văn, đoạn văn. * Giúp học sinh có kĩ năng xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu để không mắc sai lầm ngắt nhịp. 9/15
- 2.3.5 Hướng dẫn học sinh đọc hiểu Việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm chỉ được tiến hành khi học sinh đã hiểu thấu đáo bài đọc, tức là làm tốt khâu đọc hiểu. Đọc diễn cảm đòi hỏi học sinh phải nắm chắc nội dung từng đoạn, từng bài; nắm được tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, đoạn văn, bài văn. Muốn đọc diễn cảm tốt phải hiểu kĩ nội dung của bài tập đọc và phải truyền đạt tốt sự hiểu biết của mình tới người nghe. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu bằng các biện pháp sau: * Giảng từ và khai thác nghệ thuật Trong bài tập đọc thường có nhiều từ cần giải nghĩa. Theo tôi, có thể chia ra làm 3 loại sau: từ khó (có thể là từ địa phương, từ Hán Việt, danh từ riêng được giải nghĩa ở phần chú giải), từ chủ đề (những từ làm toát lên chủ đề), từ trung tâm (đây là những từ có “sức nặng”, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài đọc). Trong thực tế, nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm. Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, tôi đã sử dụng các phương pháp trực quan (thể hiện bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu, tranh ảnh, vật thực ) + Ví dụ: Trong bài Người ăn xin, khi giảng từ “nhìn chằm chằm”, giáo viên có thể dùng ánh mắt nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp và có ý dò hỏi. Khi gặp những từ trừu tượng thì khó dùng phương pháp trực quan mà phải dùng phương pháp định nghĩa, giải thích. + Ví dụ: \ Quyến rũ có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa. \ Mãnh liệt: ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ. Khi giảng về từ lạnh tê tái, giáo viên nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác, cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này. 10/15
- Theo tôi, bài Tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật. Do vậy phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung tư tưởng. + Trong bài Hoa học trò (tập II), giáo viên khai thác vẻ đẹp của hoa phượng theo trình tự thời gian: Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu hoa cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên. Khi khai thác nghệ thuật vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn có như thế phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Giáo viên cần đặc biệt chú ý khai thác biện pháp tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi thấy các biện pháp tu từ ở Tiểu học cần tập trung khai thác là: so sánh, điệp từ, nhân hoá . Nếu giáo viên khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn. * Tìm hiểu nội dung của đoạn, bài. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của bài, đoạn. Tôi đã cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu như: + Ví dụ 1: Khi dạy bài Trung thu độc lập (tập I), giáo viên giúp học sinh cảm nhận được: \ Đoạn 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên ( Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh của các em) \ Đoạn 2: Mơ ước của anh chiến sĩ về tơng lai tươi đẹp của đất nước ( Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện vui tươi) \ Đoạn 3: Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi. (Trăng đêm nay sáng quá sẽ đến với các em.) Như vậy, thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm tốt. 11/15
- 2.4 Sử dụng linh hoạt các hình thức học tập Các hình thức tôi thường sử dụng đó là: đọc cá nhân, đọc theo cặp, đọc theo nhóm. Hình thức tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm thường có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng học sinh được luyện đọc. Giáo viên xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cụ thể của học sinh khi làm việc theo cặp hoặc theo nhóm đó là: các em luyện đọc cá nhân, luyện đọc diễn cảm cho bạn nghe và nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm đọc. Qua đó giáo viên hình thành cho học sinh thói quen tự giác làm việc và ý thức kỷ luật (luyện đọc tích cực, đọc thành tiếng với mức độ vừa phải, không làm ảnh hưởng đến các nhóm khác). Và cũng trong thời gian học sinh luyện đọc theo cặp, theo nhóm, giáo viên có điều kiện để động viên, giúp đỡ học sinh yếu. Thực tế cho thấy: Học sinh tiểu học nói chung rất thích làm việc theo cặp hoặc theo nhóm trong giờ tập đọc. Những lúc đó, các em hăng hái, sôi nổi trao đổi và đọc bài. Vì vậy, nếu tổ chức các hình thức học tập một cách linh hoạt và sáng tạo thì sẽ mang lại hiệu quả cao. 2.5 Tổ chức trò chơi học tập Để kích thích hứng thú luyện đọc và tránh sự mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh, trong giờ Tập đọc, tôi đã đưa vào một số trò chơi học tập. Ở lứa tuổi “học mà chơi - chơi mà học”, các em vô cùng thích thú tham gia chơi rất nhiệt tình, sôi nổi. Các trò chơi tôi thường áp dụng đó là: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện”, thi tìm nhanh – đọc đúng, nhìn 1 từ - đọc cả câu (hoặc nhìn một câu – đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn – đoán tên bài, thi đọc truyện theo vai. + Ví dụ: Khi dạy bài Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca (tập I), tôi tổ chức cho học sinh thi đọc dưới hình thức trò chơi Cắm cờ - Chuẩn bị: Lá cờ cho các đội chơi, chỗ cắm cờ thi đua. - Tiến hành: Giáo viên chia lớp làm hai đội: nam - nữ và thi đua đọc tiếp sức tính giờ. Mỗi đội có một lá cờ. Từng đội sẽ lần lượt thi. Bạn thứ nhất đọc xong câu (đoạn) của bài sẽ truyền lá cờ cho bất kì một bạn trong đội của mình để bạn này đọc tiếp theo. Cứ thế cho đến hết bài đọc. Giáo viên sẽ bấm đồng hồ tính giờ. Đội nào đọc nhanh hơn, tốt hơn là đội chiến thắng và sẽ được “Cắm cờ”. 12/15
- Cứ một tuần hoặc một tháng, giáo viên tổng kết xem đội nào có nhiều cờ hơn thì sẽ được tuyên dương, khen thưởng. * Ngoài ra, trong những tiết hoạt động tập thể, tôi cũng dành thời gian để tổ chức trò chơi học tập theo chủ đề, chủ điểm. + Ví dụ: Trò chơi Nghe đọc đoạn - đoán tên bài - Mục đích : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một đoạn văn trong SGK đã học, luyện kĩ năng nghe, hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học . - Chuẩn bị: Một số bông hoa có hai mặt (đỏ, xanh) - Tiến hành: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm : 2 nhóm chơi, 2 nhóm làm trọng tài. 2 nhóm tham gia chơi giáo viên đặt tên nhóm A và nhóm B. Nhóm A được mở sách đọc một đoạn của bất cứ bài tập đọc nào đã học (cử một người đọc.) Nhóm B không được mở sách mà phải đoán tên bài tập đọc và ngược lại. + Ví dụ: (Đọc) Đoạn văn (Đoán) Tên bài * Nhóm A: * Nhóm B: - Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò - Thưa chuyện với mẹ. rèn cạnh trường Con muốn học một nghề để kiếm sống. * Nhóm B: * Nhóm A: - Có lần thần Đi – ô – ni – dốt hiện ra, cho vua Mi - Điều ước của vua Mi – đát một điều ước Tưởng không có ai trên đời – đát. sung sướng hơn thế nữa. Mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đọc và 3 lần trả lời. Hai nhóm giám khảo được phát thẻ bông hoa có hai mặt xanh và đỏ . Mỗi lần các nhóm trả lời hai nhóm giám khảo đưa thẻ nhận xét (Đúng thì đưa mặt đỏ, sai thì đưa mặt xanh ). Giáo viên theo dõi, khi kết thúc giáo viên sẽ khen ngợi nhóm thắng (nếu bằng nhau, nhóm nào diễn cảm hơn là nhóm thắng cuộc). Ngoài các biện pháp trên, để giúp các em mau tiến bộ trong học tập nói chung và với phân môn Tập đọc nói riêng, tôi còn khuyến khích các em: 13/15
- * Xây dựng đôi bạn cùng tiến: bạn học giỏi – khá giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Các em có thể cùng học bài, ôn bài trên lớp hoặc có thể học nhóm ở nhà. * Giáo viên kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh, gặp gỡ, trao đổi tình hình học tập và thông báo kết quả để phụ huynh nắm bắt kịp thời. Từ đó giáo viên cùng kết hợp với phụ huynh để bàn cách giúp đỡ những bạn học sinh học yếu, giúp các em mau tiến bộ. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. So sánh đối chứng kết quả ban đầu Khi thực hiện đề tài này, tôi thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt, chất lượng đọc của các em đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số liệu điều tra sau khi thực hiện - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Thắng biển (tập II) - Kết quả thu được như sau: Tổng số học sinh Đọc diễn cảm Đọc đúng Đọc chưa lưu loát 42 em 17 em = 40,4% 22 em = 52,5% 3 em = 7,1% So với kết quả Tăng 20 % Giảm 2,3% Giảm 16.7% ban đầu Số liệu thể hiện ở bảng thống kê trên cho thấy: Việc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm là hoàn toàn đúng và bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan. Nó giúp các em từ đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm một cách bài bản, có cơ sở khoa học. 2. Kết luận khoa học “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài văn xuôi cho học sinh lớp 4” sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, có hứng thú với phân môn Tập đọc. Vì vậy, người giáo viên phải có những biện pháp tích cực, áp dụng thường xuyên, liên tục sẽ có tác dụng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh, giúp các em phát huy được năng lực sáng tạo, vốn hiểu biết và năng khiếu thơ văn. Trên đây chỉ là một vài biện pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, nó cũng đem lại sự tiến bộ cho học sinh. 14/15
- Tôi cảm thấy rất vui vì kết quả tốt đẹp mà học sinh mang lại. Điều đó càng thôi thúc tôi, khiến tôi cần phải trau dồi hơn nữa bản thân mình để có nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, giúp các em học sinh say mê học tập, đạt kết quả cao. 3. Khuyến nghị Đề tài “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” được thực hiện có sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp cùng công tác. Tuy vậy, vì còn những hạn chế nhất định về điều kiện nghiên cứu và những nguyên nhân khách quan khác nên đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả đề tài rất mong nhận được sự đóng góp, bổ khuyết của các thầy cô trong Hội đồng khoa học để đề tài có ý nghĩa thiết thực, nhằm vận dụng vào giảng dạy cho học sinh lớp 4 đạt kết quả và chất lượng như mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 15/15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ( tập I, tập II) – NXB Giáo dục 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 ( tập I, tập II) – NXB Giáo dục 3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – NXB Giáo dục 4. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học – NXB Giáo dục 5. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học – NXB Giáo dục 16/15