Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thuý Hạnh

docx 29 trang thuongdo99 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thuý Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiemmot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_cong_tac_v.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thuý Hạnh

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRUBNDƯỜNG QU MẬẦNM HOÀN NON 1-6KIẾM TRƯỜNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Một số kinh nghiệm Họ vàtrong tên: công Nguy tác/vễn Thề ị Thuý Hạnh Chức v(Yêuụ: Phó c ầHiu ệviu ếtrt ưởngngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng ĐT: 0912670795 tâm SKKN đề cập, độ dài không quá 30 từ) Email: quylam123@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mầm non 1-6 Lĩnh vực/ Môn: (Ghi lĩnh vực/ môn học theo bảng phân lo ạ iQu SKKN)ận Hoàn Kiếm - Hà Nội MỤC LỤC Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 0
  2. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non MỤC LỤC Mục lục Trang 1 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trang 1đến trang 3 Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ trang 4 đến trang 26, bao gồm những mục sau: 1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm Từ trang 4 đến trang 6 2. Thực trạng vấn đề : Từ trang 6 đến trang 8 3. Các biện pháp đã tiến hành: Từ trang 8 đến trang 25 Bao gồm các biện pháp sau: 3.1.Xây dựng kế hoạch “Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm” Từ trang 8 đến trang 10 3.2. Bồi dưỡng, giáo dục tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non:: Từ trang 10 đến trang 14 3.3.Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn của nhà trường Từ trang 14 đến trang 22 3.4. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhàtrường Từ trang 22 đến trang 24 3.5.Công tác quản lý chỉ đạo thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm Từ trang 24 đến trang 25 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Từ trang 25 đến trang 26 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ trang 26 đến trang 27, bao gồm những mục sau: 1. Kết luận Từ trang 26 đến trang 27 2. Kiến nghị Trang 27 Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 28 1/28
  3. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đều biết rằng: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”. Ngành giáo dục có một trách nhiệm thật lớn lao đó là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ tay nghề và phẩm chất nghề nghiệp tốt để đóng góp đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Là ngành học đầu tiên trên hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng đó là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu đời của con người đó là: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải kết hợp hài hòa giữa công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Hầu hết thời gian ban ngày các cháu ở trường mầm non, nếu các cháu được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục tốt thì sẽ được phát triển tốt. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, bậc học mầm non của chúng ta phải tiến hành song song nuôi dưỡng và giáo dục với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời. Khâu chăm sóc và nuôi dưỡng là then chốt và vô cùng cần thiết, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ khỏe mạnh. Có sức khỏe trẻ mới tiếp thu được kiến thức theo độ tuổi. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội “Không thể có sự thông minh trong cơ thể ốm yếu”. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì khâu an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của 2/28
  4. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non toàn dân. Đối với Ngành giáo dục Mầm non việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường luôn được sự quan tâm, chú trọng đặc biệt của các cấp, các nghành. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng trong việc chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt về mọi mặt từ đó hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. Với những lý do nêu trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao hơn. 3/28
  5. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người.Thực phẩm không an toàn đe dọa trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt .). Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại ), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống của con người là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp. *Một số khái niệm về Vệ sinh an toàn thực phẩm - Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. - Vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. 4/28
  6. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - An toàn thực phẩm: Là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng. - Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. Điều quan trọng là trước khi đưa thực phẩm vào cơ thể, chúng ta cần phải tiến hành chế biến nó. Việc chế biến thực phẩm như thế nào để đảm bào an toàn vệ sinh tuỳ thuộc vào nơi chế biến và cách chế biến của người đầu bếp. Chỉ coi trọng cách chế biến thực phẩm mà không quan tâm đến chế biến ở đâu sẽ là điều không thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần tạo môi trường an toàn, phải cải thiện, sắp xếp và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khu vực sơ chế và chế biến thực phẩm. *Những thách thức và tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay - Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân. Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng là nguy cơ dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc. - Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao. - Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều 5/28
  7. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát. 2. Thực trạng vấn đề : *Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả. Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau quả trái vụ như cải bắp, súp lơ chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ .Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu. Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng Có thể nói, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ là một việc làm rất cần thiết và là một quá trình liên tục, lâu dài và phải có những biện pháp cụ thể. Để có những bữa ăn chất lượng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chế biến các món ăn phải luôn thay đổi và được kết hợp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau Hơn nữa hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non có chất lượng, an toàn, khoa học sẽ thúc 6/28
  8. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non đẩy mọi hoạt động của nhà trường. Chế độ ăn uống của trẻ ngoài việc dựa vào các loại thực phẩm sạch sẽ, hợp vệ sinh còn phụ thuộc rất nhiều cách thực hiện, cách tổ chức và hơn cả là nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu của trường chúng tôi. Với bậc học mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng về sức khỏe. Vệ sinh an toàn dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm trong nhà trường tạo cho trẻ được vui sống và học tập, sinh hoạt trong một môi trường an toàn, lành mạnh. Qua đó, tạo được niềm tin đối với phụ huynh, đồng thời khẳng định được uy tín của nhà trường. Việc chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non tôi công tác có những thuận lợi và khó khăn sau: a .Thuận lợi : - Trường được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên với các cấp, các ngành trong Quận về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm . Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo, hoạt động chỉ đạo sát sao, nhận thức sâu sắc và cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. - Trường đã được cải tạo sửa chữa, đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ký kết các hợp đồng thực phẩm, nước tinh khiết với các đơn vị cung ứng có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng tạo điều kiện rất tốt cho các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo bếp ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe định kỳ và có nhận thức đúng đắn về an toàn thực phẩm trong trường mầm non. - Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường, có nhận thức tốt về các vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. b- Khó khăn: 7/28
  9. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Trường có điểm lẻ ở chung với hộ dân, ở xa điểm chính nên khó khăn trong việc đi lại vận chuyển đồ ăn cho trẻ hàng ngày, ảnh hưởng phần nào đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Các biện pháp đã tiến hành: Từ ngàn xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe, chế độ ăn tốt khi đảm bảo thực phẩm luôn sạch và an toàn. Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng. Có thể nói, muốn đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho trẻ tốt thì việc quan trọng đầu tiên phải là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để làm tốt việc chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế quản lý, tôi đã thực hiện các biện pháp như sau: 3.1./ Xây dựng kế hoạch “Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm” Cũng như các hoạt động khác, hoạt động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non cũng cần phải có kế hoạch cụ thể. Dựa trên kết quả đạt được của năm học trước và thực tế của đơn vị, căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp trên, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thể hiện rõ, cơ bản về việc tổ chức các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. a)Thành lập Ban chỉ đạo: - Thành lập ban chỉ đạo công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non, quy định trách nhiệm cho từng tổ: tổ dạy, tổ nuôi, tổ văn phòng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hàng ngày, lãnh đạo thường trực thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn, ghi chép sổ sách theo quy định. 1. Đ/c Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng :Trưởng ban 2. Đ/c Nguyễn Thị Thuý Hạnh - Phó Hiệu trưởng- CTCĐ: Phó ban 3. Đ/c Nguyễn Thị Nhàn – Nhân viên Y tế: Uỷ viên 4. Đ/c Nguyễn Thị Huế – Văn thư - TBTT: Uỷ viên 5. Đ/c Tô Thị Thu Hà Hà – Giáo viên- BTTN: Uỷ viên 6. Đ/c Hoàng Thị Hoa – Nhân viên nuôi dưỡng: Uỷ viên 7. Đ/c Nguyễn Thị Phượng – Trưởng ban đại diện CMHS: Uỷ viên 8/28
  10. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Cán bộ Y tế tham mưu, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với nội dung phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường, tổ chức thực hiện tốt các yêu cầu, nội dung Kế hoạch. Thực hiện ngay công tác tổng vệ sinh môi trường, nhà bếp đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm phục vụ học sinh và giáo viên trước khi bước vào năm học mới 2017-2018. - Ban chỉ đạo nhà trường kiểm tra, đôn đốc việc vệ sinh môi trường của lớp và khung cảnh sư phạm, chú trọng kiểm tra vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân của trẻ, vệ sinh nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm b) Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác vệ sinh an toàn thực phẩmtrong nhà trường - Nhà trường có văn bản chỉ đạo thực hiện quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai các văn bản theo quy định có nội dung liên quan tới công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm ;Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”. Kế hoạch số 3564/KH-SGD&ĐT ngày 21/9/2016 Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 2922/KH-SGD&ĐT ngày 31/8/2017 của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Công tác an toàn thực phẩm và tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2017-2018; Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND quận Hoàn Kiếm về Công tác an toàn thực phẩm quận Hoàn Kiếm năm 2018; Kế hoạch số 10/KH-PGDĐT ngày 15/1/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm về An toàn thực phẩm trong trường học năm 2018. - Trường đã tiến hành xây dựng và triển khai Kế hoạch số 117/KH- MN.1-6 ngày 19/ 9/2017 của trường MN 1-6 về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm học 2017 -2018). Kế hoạch đã đề ra được mục đích yêu cầu, kế hoạch thực hiện cụ thể trong năm học. 9/28
  11. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Ngoài ra tôi cũng luôn thực hiện tốt việc làm các báo cáo về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm gửi lên Phòng Giáo dục và đào tạo quận: Báo cáo số159/BC-MN. 1-6 ngày 25/10/2017 của nhà trường về việc tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trong trường học; Báo cáo số 53/BC- MN.1-6 ngày 13 /4/2017 của nhà trường về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm năm học 2017-2018. 3. 2. Bồi dưỡng, giáo dục tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực phẩmở trường mầm non: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thứcăn cho trẻ ở trường mầm non, ban chỉ đạo đã tổ chức tuyên truyền thực hiện các văn bản chỉ đạo như: Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Quán triệt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tới 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Tham gia các buổi tuyên truyền cộng đồng, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm và hướng dẫn chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học do Phòng giáo dục và đào tạo Quận tổ chức. - Tuyên truyền về việc thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2018 ( Từ ngày 17/4/2018- 15/5/2018) với chủ đề “ Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh sử dụng thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và trên hết cần phải hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm: *Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là 10/28
  12. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Từ những hiểu biết các vấn đề về an toàn thực phẩm trên chúng tôi cũng luôn chú ý tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm để có được những sự lựa chọn đúng đắn cho gia đình và nhà trường: *Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm: - Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. - Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. - Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định. - Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm. - Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. - Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. - Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. - Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. - Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. - Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. - Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn. - Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm. - Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm. 11/28
  13. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển. Trong các buổi tổ chức tuyên truyền chúng tôi cũng sưu tầm những nội dung hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm: *Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm -Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. - Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. - Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi. - Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ. - Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc. - Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép. - Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. - Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. - Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió. - Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên. - Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm. - Không để dụng cụ bẩn qua đêm. Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi. - Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. - Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa. 12/28
  14. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày. - Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm. - Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng hoặc phụ gia vào thực phẩm. - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần. - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng. - Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn. -Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. - Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra. - Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này. - Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. - Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín. - Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. - Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống. - Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm. 13/28
  15. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. - Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn. Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. - Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm - Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ. Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy. - Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín. - Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm. - Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng. - Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế. - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định 3.3 Thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn của nhà trường a)Phân công dây chuyền bếp một chiều đảm bảo các công việc trong bếp không chồng chéo: Từ đầu năm học chúng tôi đã họp tổ nuôi phân công dây chuyền bếp hợp lý, tất cả các thành viên thực hiện nghiêm túc theo sự phân công công việc hàng ngày, điều này liên quan chặt chẽ tới việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giao nhận, sơ chế đến chế biến các món ăn cho trẻ. 14/28
  16. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non BẢNG PHÂN CÔNG NHÂN VIÊN NHÀ BẾP NĂM HỌC 2017-2018 Thời Cô Số 1 ( Nấu chính) Cô Số 2 ( Phụ nấu) Cô Số 3 (Phụ bếp) Cô Số 4 (Phụ bếp) gian - Vệ sinh khu vực bếp 7h - Phối hợp cùng cô số 1 -Chuẩn bị đồ dựng 7h30 chuẩn bị đồ dùng nấu dụng cụ nấu -Nhận lương thực, Sơ chế thực phẩm -Sơ chế thực phảm -Sơ chế rau, củ thực phẩm -Vệ sinh khu vực sơ -Vệ sinh khu vực sơ 7h30- - Viết sổ kiểm thực ba chế chế 8h30 bước ( Bước 1) - Nấu cơm - Chế biến thức ăn Phụ nấu Sơ chế Sơ chế + Vệ sinh 8h30- - Viết sổ kiểm thực ba 9h30 bước ( Bước 2) - Chuẩn bị và lấydụng Vệ sinh khu vực và 9h30- -Chế biến -Phụ chế biến cụ chia thức ăn dụng cụ sơ chế 10h00 -Chia thức ăn, canh -Phụ chia thức ăn - Lưu nghiệm thức ăn -Chia Cơm + Giao -Phụ chia Đưa cơm điểm lẻ Đưa cơm điểm lẻ 10h- cơm canh, thức ăn - Giao cho các lớp 10h30 cho các lớp -Chế biến thức ăn Rửa bát học sinh Phụ chế biến bữa Vệ sinh bếp và dụng 10h30 – cho cô chiều cụ nấu, rửa bát học 11h 30 - Chuẩn bị chế biến sinh bữa chiều 11h30 - Chia thức ăn cho cô Rửa bát học sinh Vệ sinh bếp, cọ, lau Xếp bát, thìa và 12h nền bếp xoong nồi vào tủ sấy 12h- Nghỉ ăn trưa Nghỉ ăn trưa Nghỉ ăn trưa Nghỉ ăn trưa 13h Chế biến bữa chiều + -Phụ chế biến bữa 13h- quà chiều - Vệ sinh bếp Chuẩn bị dụng cụ chiều + quà chiều 13h45 Viết sổ kiểm thực ba - Lưu nghiệm thức ăn chia bữa chiều -Pha sữa dinh dưỡng bước (Bước 3) Phụ chia cơm, chia 13h45- Chia cơm + Chia quà quà chiều + chia sữa Đưa quà chiều Đưa quà chiều 14h30 chiều dinh dưỡng Thanh toán chợ + Gọi 14h30- Xếp bát, thìa và thực phẩm cho ngày Rửa bát học sinh Vệ sinh bếp 16h xoong nồi vào tủ sấy hôm sau Chuẩn bị đồ dựng 16h- Xử lý rác + Vệ sinh Ra về Ra về nấu cho ngày hôm 16h15 bếp sau + vệ sinh bếp 16h15- Ra về Ra về 16h45 15/28
  17. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Nhà trường có điểm lẻ nên việc hàng ngày đưa cơm, đưa quà sang các lớp điểm lẻ cũng được chúng tôi tính toán kỹ lưỡng. Mặc dù đường đi khá xa nhưng chúng tôi vẫn quán triệt tinh thần để các đồng chí nhân viên luôn cẩn thận trong quá trình đưa cơm, đưa quà chiều sang điểm lẻ. Cơm canh, thức ăn của trẻ được đựng trong các bình đựng sạch có nắp đậy chắc chắn, đưa vào xe đẩy Inox có cửa khóa kín. Các đồng chí nhân viên đẩy xe đưa cơm thức ăn cho trẻ sang đến điểm lẻ vẫn đảm bảo cơm canh, thức ăn luôn nóng sốt, thơm ngon, sạch sẽ. b) Thực hiện ký kết các hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch: Ngay từ đầu năm học trường chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch tại các đơn vị cung ứng có uy tín và người có giấy phép kinh doanh đủ điều, kiện pháp lý như: gạo, thịt, cá, tôm, cua, trứng gà, nước mắm, rau, củ, quả, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Để nắm vững các thông tin sản phẩm của các đơn vị, cơ sở cung cấp thực phẩm cho bếp ăn nhà trường, trước hết chúng tôi tìm hiểu thật kỹ từ nguồn gốc hàng hóa, các hợp đồng liên doanh, liên kết, các xét nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa Hàng hóa, thực phẩm được sử dụng có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng, bảo đảm các tiêu chuẩn sạch, tươi ngon về cảm quan, có dấu kiểm dịch hàng ngày. Các loại thực phẩm đưa đến trường hàng ngày đều có dán nhãn mác ghi rõ tên cơ sở, tên hàng, định lượng hàng, ngày đóng gói, ngày sử dụng, nhiệt độ bảo quản. Đối với những sản phẩm bao gói phải có nhãn mác, thời hạn sử dụng - Hóa đơn mua thực phẩm hàng ngày đảm bảo đầy đủ, đúng số lượng hàng và giá thành sản phẩm. - Các sản phẩm bao gói có sẵn đảm bảo đủ hồ sơ công bố, có hợp đồng rõ ràng. - Giấy kiểm dịch thú y đối với động vật và các sản phẩm từ động vật đầy đủ hàng ngày. - Ban chỉđạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường sắp xếp thời gian đến thăm quan các cơ sở cung ứng thực phẩm, đánh giá các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở đó. c) Thực hiện giao nhận thực phẩm đúng theo quy định: - Thực hiện giao nhận thực phẩm tại trường đúng quy định theo Hướng dẫn sử dụng sổ kiểm thực ba bước (Theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 16/28
  18. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống) * Bước 1: Có sự chứng kiến của đại diện Ban giám hiệu, kế toán, người trực tiếp nấu ăn, giáo viên, nhân viên y tế hoặc thanh tra của nhà trường nhận thực phẩm và ký. + Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn với hàng kho: Ghi rõ tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, thời gian nhập (ngày, giờ), đơn giá, nơi cung cấp (tên cơ sở, tên chủ giao hàng, địa chỉ, số điện thoại); điều kiện bảo quản (t 0 thường, lạnh); chứng từ hoá đơn hoặc (số phiếu xuất kho); Kiểm tra cảm quan(nhãn, bao bì, bảo quản, hạn sử dụng đạt hay không đạt); Biện pháp xử lý/ghi chú. + Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn với Thực phẩm tươi sống, đông lạnh: Thịt,cá, rau, quả, củ Ghi rõ thời gian nhập(ngày, giờ); khối lượng (kg, lít ); đơn giá (đồng); Nơi cung cấp( tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, tên người giao hàng); chứng từ, hoá đơn( phiếu xuất kho); Giấy ĐKVS thú y; Giấy kiểm dịch; Kiểm tra cảm quan( màu, mùi vị, trạng thái, bảo quản- đạt hay không đạt); Xét nghiệm nhanh (nếu có vi sinh ,hoá lý - đạt hay không đạt); Biện pháp xử lý/ghi chú. * Bước 2: Người kiểm tra ( Hiệu trưởng phân công Hiệu phó nuôi) kiểm tra và ký Kiểm tra khi chế biến thức ăn: Ghi rõ bữa ăn, giờ ăn ( Bữa trưa, phụ chiều nhà trẻ, phụ chiều mẫu giáo, chính chiều nhà trẻ); Tên món ăn; Nguyên liệu chính để chế biên(tên, số lượng ); Số lượng/số xuất ăn; Thời gian sơ chế xong (ngày, giờ); Thời gian chế biến xong (ngày, giờ); Kiểm tra điều kiện vệ sinh (từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến đến khi thức ăn được chế biến xong) trong đó đánh giá: Người tham gia chế biến, trang thiết bị dụng cụ, khu vực chế biến và phụ trợ; Kiểm tra cảm quan thức ăn (màu, mùi vị, trạng thái, bảo quản đạt hay không đạt); Biện pháp xử lý/ghi chú. *Bước 3: Người kiểm tra là Hiệu phó nuôi, người lưu mẫu (nhân viên bếp), người huỷ mẫu ( nhân viên y tế) ký + Kiểm tra trước khi ăn: Ghi rõ bữa ăn, giờ ăn ( Bữa trưa, phụ chiều nhà trẻ, phụ chiều mẫu giáo, chính chiều nhà trẻ); Tên món ăn; Số lượng/số xuất ăn; Thời gian chia món ăn xong(ngày, giờ); Thời gian bắt đầu ăn 17/28
  19. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non (ngày, giờ); Dụng cụ chia, đựng, che đậy, bảo quản thức ăn; Kiểm tra cảm quan món ăn(màu, mùi vị, trạng thái, bảo quản đạt hay không đạt); Biện pháp xử lý/ghi chú. + Lưu mẫu thức ăn và huỷ mẫu thức ăn lưu: Ghi rõ khối lượng/thể tích mẫu (gam,ml); dụng cụ chứa mẫu thức ăn lưu; nhiệt độ bảo quản mẫu (t 0); Thời gian lấy mẫu (giờ, ngày, tháng, năm); Thời gian huỷ mẫu (giờ, ngày, tháng, năm); Ghi chú( chất lượng mẫu thức ăn lưu) - Quản lý kho: Xuất thực phẩm kho phải có phiếu xuất kho, có ký duyệt của BGH, kế toán. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian bảo quản cho phép để đảm bảo chất lượng thực. Thủ kho chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm trong kho, có sổ theo dõi xuất, nhập kho, phiếu xuất kho hàng ngày, cuối tháng kiểm kê hàng kho. - Chế biến thực phẩm và chia ăn: Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng xuất ăn hàng ngày của trẻ. Thực phẩm tươi sống giao nhận thừa so với định mức trong ngày tuyệt đối không để lưu tại trường. - Lưu nghiệm thức ăn: Thực hiện quy trình lưu, thời gian và chế độ bảo quản trong tủ lạnh theo đúng quy định. - Xây dựng lịch giao nhận thực phẩm, phân công cụ thể tất cả các đồng chí giáo viên các lớp hàng ngày lên bếp nhận thực phẩm đúng giờ. - Các đồng chí tham gia giao nhận thực phẩm đặc bệt là nhân viên y tế cần chú ý đến chất lượng thực phẩm VD như: rau, quả phải tươi, không dập nát; thịt có màu hồng, độ đàn hồi tốt, không có mùi hôi; Cá, tôm, cua đều phải còn sống; Hàng khô như hành, gừng, lạc, đỗ cũng phải đảm bảo không bị mốc. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi cân xem số lượng hàng có khớp với phiếu xuất kho không, giá tiền có đúng không, kiểm tra giấy kiểm dịch đối với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng, sản phẩm đông lạnh. Trong một số trường hợp có đơn vị cung ứng khi xuất kho còn nhầm đơn vị tính chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở để họ chú ý hơn khi giao thực phẩm. Chính vì chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình giao nhận thực phẩm hàng ngày nên chúng tôi làm rất thuận lợi khâu tính khẩu phần ăn cho trẻ và lưu hóa đơn chứng từ của các mặt hàng cũng rất khoa học. - Với trường hợp hàng hóa không đảm bảo chất lượng, chúng tôi yêu cầu trả lại nhân viên giao hàng, và yêu cầu mang hàng khác đến ngay. d)Thực hiện quy trình bếp một chiều, sơ chế, chế biến thực phẩm đúng kỹ thuật, đảm bảo luôn sạch sẽ 18/28
  20. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non * Sắp xếp bếp một chiều - Bếp ăn của nhà trường luôn thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm , chế biến thức ăn theo dây chuyền bếp một chiều luôn luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn “Bếp ăn an toàn thực phẩm” Sơ đồ bếp một chiều Cửa sau Cửa sổ Tủ nấu cơm Khu v ự c b ế p n ấ u Chậu rửa Bàn soạn chia Bàn thức sơ chế ăn chín Bàn tiếp nhận thực Tủ phẩm mát sống bảo ôn Khu để thức ăn chín các lớp ( Giá Inox 4 tầng ) Cửa ra Các ô cửa giao thực phẩm chín Cửa vào - Sắp xếp bếp một chiều là một việc rất quan trọng quyết định nhiều đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù bếp ăn của nhà trường diện tích chật hẹp nhưng chúng tôi cũng chú ý sắp xếp các khu vực thật khoa học đảm bảo tiện lợi cho quá trình từ khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế thực phẩm, chế biến món ăn và chia thực phẩm chín. Hệ thống cửa được thiết kế phù hợp vừa đảm bảo thông thoáng trong bếp vừa có tác dụng 19/28
  21. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non tốt cho việc giao nhận thực phẩm sống và giao thực phẩm chín cho giáo viên hàng ngày. - Bếp ăn được sắp xếp hợp lý, sạch sẽ gọn gàng đúng theo tiêu chuẩn bếp 1 chiều có đủ các trang thiết bị hiện đại như tủ bảo ôn, tum hút mùi, tủ hấp cơm, bàn soạn chia Inox, giá Inox 4 tầng Trong bếp luôn đủ ánh sáng và không khí thoáng đãng, phân rõ riêng biệt khu sơ chế, khu chế biến và khu chia thức ăn chín. Toàn bộ đồ dùng đều được làm bằng Inox chất lượng tốt dễ dàng cho việc lau chùi cọ rửa. - Hệ thống cống rãnh thoát nước kín đảm bảo hợp vệ sinh. - Trần và nền nhà đảm bảo sạch sẽ, đạt yêu cầu an toàn thực phẩm. - Trường có dụng cụ chứa đựng chất thải kín, vệ sinh.Nơi chế biến thức ăn cách khu vệ sinh, bố trí đủ thùng rác có nắp đậy. - Bếp ăn nhà trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được UBND quận Hoàn Kiếm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định(Số 364/2017/ATTP-CNĐK ngày 30/11/2017). - Kho chứa thực phẩm đảm bảo lưu thông không khí, đủ ánh sáng, cửa sổ kín chống chuột và côn trùng. Tường, trần nhà, sàn nhà nhẵn, bằng phẳng, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản *Sơ chế thực phẩm Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm trong đó sơ chế thực phẩm sạch trước khi chế biến cũng quyết định nhiều đến chất lượng bữa ăn. Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong chế biến thức ăn cho trẻ hàng ngày. Như chúng ta đã biết nơi sơ chế, chế biến thực phẩm là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập nhất. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi rất coi trọng khâu sơ chế, chế biến các món ăn cho trẻ. Trước khi sơ chế thực phẩm, rau, củ, quả sống, nhà bếp luôn đảm bảo các loại dao, thớt, máy xay phải sạch sẽ, khô ráo tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao, thớt. Có chỗ để phân biệt dụng cụ sơ chế sống - chín. Thực phẩm được phân công sơ chế cần đảm bảo đúng kỹ thuật trên bàn Inox. * Chế biến thực phẩm 20/28
  22. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Chế biến thực phẩm đảm bảo sạch, tính toán đúng định lượng. Nhân viên bếp được học bồi dưỡng kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục tổ chức. Thường xuyên áp dụng kiến thức đã được học và tự học hỏi nâng cao tay nghề kỹ thuật chế biến để nấu những món ăn ngon theo thực đơn hợp với khẩu vị của trẻ. Tích cực sưu tầm và đưa các món ăn mới lạ vào thực đơn cho trẻ và luôn chú ý đảm bảo hợp khẩu vị của trẻ và đảm bảo an toàn sạch sẽ. Khi chế biến thực phẩm đảm bảo nấu vị của các món ăn vừa vặn, hợp với khẩu vị của trẻ. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay, tuy nhiên cũng chú ý các món ăn không nấu quá nhừ, mùi vị luôn thơm ngon mầu sắc phải bắt mắt hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác kích thích sự ngon miệng của trẻ. Kết hợp với giáo viên các lớp theo dõi trẻ qua các giờ ăn hàng ngày xem cách chế biến như vậy trẻ ăn có ngon miệng không, ăn có hết suất không. Từ đó rút ra kinh nghiệm để chế biến các món ăn phong phú để trẻ ăn ngon miệng hơn. Việc lựa chọn thực đơn cũng rất quan trọng trong công tác nuôi dưỡng. Chúng tôi luôn chú ý lựa chọn các thực phẩm theo mùa để xây dựng thực đơn cho trẻ vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ calo cho trẻ, cân đối các chất hợp lý vừa đảm bảo an toàn thực phẩm . Thức ăn đã nấu chín được để trên bàn Inox cao > 60cm, khi thực hiện chia thức ăn theo định lượng đã được đồng chí kế toán tính ghi trên bảng, nhân viên bếp luôn chú ý rửa tay xà phòng, sử dụng khẩu trang và thực hiện chia đúng định lượng theo số học sinh các lớp. Một bước cần làm nữa trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ ở trường mầm non để được đảm bảo an toàn thực phẩm đó là việc thực hiện lưu nghiệm thức ăn hàng ngày trong 24 giờ theo đúng quy định. Nhân viên bếp thực hiện đúng các bước lưu nghiệm thức ăn, ngoài ra, nhân viên y tế cùng tham gia việc huỷ mẫu thức ăn để đảm bảo đúng quy trình. Mẫu lưu thức ăn đã chế biến đủ về số lượng đựng trong hộp inox có nắp đậy được niêm phong, phiếu lưu nghiệm ghi rõ thời gian lấy mẫu, có kí tên người lấy mẫu. Vào sổ kiểm thực ba bước ( bước 3) lưu nghiệm thức ăn ghi đủ các thông tin tên món ăn, giờ lưu, giờ hủy và ký tên người lưu. Hàng ngày, nhân viên bếp cũng có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ thông tin các mặt hàng thự phẩm tươi sống, hàng kho và tên các món ăn đã chế biến vào sổ 21/28
  23. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non kiểm thực 3 bước. Đây cũng là cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện việc chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thành phần tham gia đánh giá kiểm thực 3 bước đều kiểm tra từ khâu giao nhận thực phẩm, giao nhận hàng kho đến kiểm tra chất lượng các món ăn đã được chế biến. Việc nghiêm túc thực hiện kiểm thực 3 bước cũng góp phần kiểm soát được quá trình chế biến thức ăn cho trẻ luôn được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. *Làm tốt công tác vệ sinh bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường trong bếp luôn sạch sẽ ,thông thoáng. Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến thực phẩm, chia cơm, nơi để thức ăn chín + Vệ sinh bếp : Vệ sinh hàng ngày đảm bảo nền bếp luôn khô, sạch. Thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần, và tháng, khi nấu xong phải gọn dẹp, xếp dồ dùng ngăn nắp đúng nơi quy định . + Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng của trẻ: – Dụng cụ sử dụng cho trẻ ăn uống luôn được rửa sạch, giữ khô thường xuyên. Vào các buổi sáng nhân viên nhà bếp đến sớm để sấy bát, đĩa , th́ìa, nồi, xoong Bát, thìa , dụng cụ để đồ ăn của trẻ được để trong tủ Inox có cánh cửa lưới đảm bảo thoáng , sạch. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện tốt việc giặt, hấp khăn cho trẻ theo đúng lịch hàng ngày , chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên rửa, tráng cốc của học sinh và sấy khô sạch sẽ . + Vệ sinh môi trường: Rác thải được để trong thùng có nắp đậy và được thu gom hàng ngày đúng nơi quy định. Vệ sinh cống rãnh, hố ga, môi trường xung quanh bếp thường xuyên đảm bảo luôn thoáng mát sạch sẽ. Thực hiện tốt khâu vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà bếp, vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và đồ dùng của trẻ cũng góp phần rất lớn cho việc đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường. 3.4. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường 22/28
  24. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Đây cũng là một việc cần thiết cho việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi bước vào năm học mới, chúng tôi luôn chú ý rà soát lại các điều kiện tổ chức bếp ăn để có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của trẻ, đồ dùng cho nhân viên tổ bếp như: kho lương thực, thực phẩm, bộ hộp đựng lưu nghiệm thức ăn; xô, thùng, chậu, bát thìa, đồ dùng đựng thức ăn cho giáo viên, học sinh; trang phục quần áo, tạp dề, mũ, khẩu trang, găng tay ni lông đảm bảo yêu cầu sạch, vệ sinh, an toàn. - Thiết bị chăm sóc , nuôi, dạy trẻ đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh sạch sẽ. - Trang bị đầy đủ khăn, cốc, bát, thìa đảm bảo xoong nồi, bát thìa được sấy bằng tủ sấy điện hàng ngày, thực hiện giặt khăn, giặt yếm với xà phòng bằng máy, hấp khăn bằng tủ gas đảm bảo vệ sinh riêng cho từng cháu. - Nhà trường đã được cải tạo sửa chữa, đầu tư các trang thiết bị hiện đại có khu dành riêng cho chế biến thực phẩm, khu dành riêng để chia khẩu phần thức ăn đảm bảo sạch sẽ, cao ráo, bố trí đủ bàn để thức ăn cho học sinh. - Đã chú ý sắp xếp kho để thực phẩm hợp lý, sắp xếp khoa học đảm bảo luôn sạch sẽ tránh mối mọt, côn trùng, có biển tên kho, nội quy sử dụng kho. Trong kho có hệ thống tủ inox, có đủ giá kệ kê cao lương thực và hàng khô theo quy định. Không để hóa chất độc hại và phương tiện khác trong kho bảo quản thực phẩm. - Trang bị cho nhân viên nhà bếp trang phục riêng theo quy định có đầy đủ quần áo, tạp dề, mũ, găng tay ni lông, khẩu trang, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. - Móng tay nhân viên chế biến luôn được cắt ngắn gọn gàng, sạch sẽ, không đeo trang sức tay như nhẫn, vòng khi chế biến. - Luôn sử dụng găng tay khi tiếp xúc thực phẩm chín - Nhân viên không mắc các bệnh cấp tính, bệnh lây theo đường tiêu hóa theo quy định của Bộ Y tế - Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho các hoạt động của trẻ và bếp ăn của nhà trường. Bố trí đủ số vòi nước rửa tay, xà phòng thơm cho học sinh thực hiện hành vi vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Sử dụng nước uống tinh khiết có đủ hồ sơ của cơ sở cung ứng, gửi mẫu xét nghiệm nước uống đầy đủ. Nhà trường sử dụng nước uống tinh khiết cho học sinh có đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ xác nhận nước 23/28
  25. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non uống có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường đã chủ động làm xét nghiệm nước sinh hoạt 2 lần/năm đảm bảo nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn. - Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh định kỳ, đột xuất giám sát kiểm tra cơ sở cung ứng thực phẩm, nước uống đóng chai, đóng bình. - Nơi chế biến thức ăn cách khu vệ sinh, thùng rác có nắp đậy. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn khô ráo, có phân biệt dụng cụ sơ chế sống - chín. - Vệ sinh cá nhân: Nhân viên nhà bếp có trang phục riêng theo quy định , rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. - Thực đơn thay đổi trong tuần và theo mùa, không lạm dụng sử dụng thức ăn chế biến sẵn, đảm bảo cân đối tỉ lệ dinh dưỡng. Thực hiện công khai thực đơn khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và đảm bảo tài chính công khai để cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường được biết. 3. 5. Công tác quản lý chỉ đạo thực hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm - Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng, ngoài ra tích cực hưởng ứng “ Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2018 do các cấp phát động. - Liên hệ tổ chức khám sức khoẻ 1 lần/năm cho cán bộ giáo viên , nhân viên tại bệnh viện Medlatec với đủ các chuyên khoa: Nội, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, siêu âm ổ bụng, khám phụ khoa, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp tim phổi. Kết quả: 100 % cán bộ -giáo viên-nhân viên đều đạt đủ sức khỏe để công tác. - Chỉ đạo các đồng chí giáo viên, nhân viên tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn thể các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tham gia thi xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và được UBND quận Hoàn Kiếm cấp giấy Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (Giấy xác nhận số 313/2017/XNKT-UBND ngày 08/11/2017 có giá trị đến hết ngày 08/11/2020 và Giấy xác nhận số 341/2017/XNKT-UBND ngày 15/11/2017 có giá trị đến hết ngày 15/11/2020 ) - Đã tổ chức các hội thi nuôi tại trường, các đồng chí nhân viên tổ nuôi tích cực tham gia các cuộc thi nấu ăn có nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, xây dựng thực đơn theo mùa cho trẻ . tổ chức các bữa tiệc Buffet cho trẻ với các món ăn phong phú, hợp khẩu vị của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 24/28
  26. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Ban chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra bài soạn, dự giờ, dự các hoạt động vệ sinh cá nhân của trẻ, hoạt động ăn ngủ, hoạt động chiều, hoạt động dây chuyền bếp 1 chiều đột xuất để góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên, nhân viên trong quá trình thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trường đảm bảo kế hoạch thanh kiểm tra thường xuyên đột xuất các khu vực như: nhà kho, bếp ăn, thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thức ăn và phòng tránh bệnh tiêu chảy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - Chỉ đạo nhân viên y tế tham gia xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ em, kết hợp lưu nghiệm thức ăn của trẻ hàng ngày và kiểm tra an toàn thực phẩm tại bếp ăn của trường. - Thống kê và cấp phát đầy đủ về cơ sở vật chất, các trang thiết bị đảm bảo an toàn sạch sẽ, thuận tiện khi sử dụng. - Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tiến hành thanh kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất theo quy định. Tiếp thu và khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại. - Xây dựng thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Xây dựng nếp tự kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên tại trường. phân công CBNV giám sát chất lượng thực phẩm theo quy định. - Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, thông báo với y tế phường khi có sự cố an toàn thực phẩm và phối hợp điều tra xử lý kịp thời, thực hiện chế độ khai báo ngộ độc thực phẩm theo quy định. Thống kê việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn nhà trường theo quy định mỗi quý một lần và kết thúc năm học, hoặc khi có xảy ra sự cố đột xuất. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Từ những kinh nghiệm và áp dụng những biện pháp nêu trên, việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non tôi công tác đã thu được một số kết quả sau : Năm học 2017 – 2018, nhà trường đã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn của trường thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm, luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm nào trong nhà trường. 25/28
  27. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non - Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Các đồng chí nhân viên tổ nuôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ đã được nâng cao: Qua các đợt cân đo định kỳ trẻ đều tăng cân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm học là 1,6%. Số trẻ tăng cân của đợt cân lần II là 98,1%, đợt cân lần III là 98,9%. - Bếp ăn nhà trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đã được Phòng Y tế Quận Hoàn Kiếm cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm” - Các lớp thực hiện tốt và có hiệu quả việc lồng ghép kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục trẻ những kỹ năng sống cơ bản giúp trẻ nhận thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường, biết “ăn chín uống sôi” và có ý thức giữ gìn sức khỏe. - 100% phụ huynh học sinh được tuyên truyền kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, tránh sử dụng những thực phẩm không an toàn. - Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. Đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Tạo điều kiện tốt cho các cháu sinh hoạt và học tập. - Là trường có uy tín, được sự tín nhiệm của xã hội và các bậc cha mẹ học sinh. Do đó, số học sinh vào trường để học ngày một đông hơn, sĩ số học sinh qua các tháng trong năm học 2017-2018 luôn vượt chỉ tiêu Quận giao từ 20 đến 35 học sinh. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận : Làm tốt công tác vệ sinh an toàn ở trường mầm non chính là cách tốt nhất để mỗi chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng của từng người, tập hợp sức mạnh của tập thể, biết tận dụng khả năng, điều kiện với mọi phương tiện để hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn một cách thiết thực và khoa học nhất Qua đó giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai, có sức đề kháng 26/28
  28. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non cao, chống lại mọi bệnh tật, tạo cho trẻ có hứng thú tham gia vào tất cả các hoạt động. Trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh phúc của mọi gia đình. Với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, tôi luôn làm tốt công tác chỉ đạo các đồng chí nhân viên tổ nuôi thực hiện tốt những nội quy và quy định trong công việc để việc chăm sóc trẻ ngày càng tốt hơn, chất lượng bữa ăn được nâng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm tuyệt đối. Chính vì vậy, ngoài việc giáo dục trang bị những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học, hợp lý, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối. Mặt khác, công tác chỉ đạo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non đòi hỏi người cán bộ phụ trách công tác nuôi dưỡng của nhà trường phải hết sức năng động, sáng tạo và thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo toàn thể giáo viên, nhân viên trong trường cùng thực hiện, nhằm hoàn thành tốt nhất công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. 2. Kiến nghị: Để thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng ở trường Mầm non, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Tạo điều kiện hơn nữa về công tác bồi dưỡng cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến các món ăn ngon cho trẻ. - Tham gia kiến tập các trường bạn để học hỏi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ chức hiệu quả các buổi truyền thông về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tới các bậc phụ huynh để phối kết hợp tốt với nhà trường cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả cao hơn. - Bếp ăn của nhà trường được mở rộng hơn để thực hiện hiệu quả việc chế biến các món ăn dạt chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm. Trên đây là Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non của tôi. Rất mong có được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 27/28
  29. Một số kinh nghiệm thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO Để viết nên bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo sau: 1. Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 2. Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 5/12/2012 của Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. 3. Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. 4.Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. 5.Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” 6.Kế hoạch số 3564/KH-SGD&ĐT ngày 21/9/2016 Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2016-2020. 7.Kế hoạch số 2922/KH-SGD&ĐT ngày 31/8/2017 của Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội về Công tác an toàn thực phẩm và tổ chức phong trào thi đua “An toàn thực phẩm” ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2017- 2018 8. Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND quận Hoàn Kiếm về Công tác an toàn thực phẩm quận Hoàn Kiếm năm 2018. 9. Kế hoạch số 10/KH-PGDĐT ngày 15/1/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm về An toàn thực phẩm trong trường học năm 2018. 10. Các bài viết về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên mạng Internet. 11. Kế hoạch năm học, các kế hoạch về công tác y tế học đường, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường năm học 2017-2018 28/28