SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường Mầm non năm học 2018-2019

doc 18 trang Đăng Bình 04/12/2023 3201
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường Mầm non năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_dam_bao_ve_sinh_an_toa.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường Mầm non năm học 2018-2019

  1. 1. Cơ sở đề xuất sáng kiến 1.1 Sự cần thiết hình thành sáng kiến Từ nhận thức “Sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”, Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe là một yếu tố không thể thiếu của con người. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Giai đoạn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn. Muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vô cùng quan trọng, mà cốt lõi là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường Mầm non. Hiện nay, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của con người nhất là thể chất của trẻ, nếu bị ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì trẻ có thể bị suy nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển. Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này là tăng thêm bao hạnh niềm phúc cho đứa trẻ, cho gia đình và cho xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra. 1
  2. Bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước thực tế thị trường rất nhạy cảm hiện nay, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyết đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, Tôi đã quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non năm học 2018- 2019". Với mong muốn tiếp tục xây dựng nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non phường 3 ngày được hoàn thiện hơn. 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan sáng kiến. Nghiên cứu "Một số biện pháp quản lý chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non phường 3". Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý qua phân tích thực trạng của sáng kiến đã nghiên cứu trong thời gian qua tại trường tôi nhận thấy các vấn đề đặt ra để giải quyết như sau: Có kế hoạch thực hiện công tác ký kết hợp đồng mua, bán thực phẩm tại các cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín, đảm bảo chất lượng. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ trong việc thực hiện chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tại trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo VSATTP, tại bếp ăn và lớp học. Đẩy mạnh công tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành liên quan. 1.3 Mục tiêu của sáng kiến Đánh giá thực trạng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non phường 3. Đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tại trường Hạn chế đến mức thấp nhất do dịch bệnh gây ra cho trẻ. Bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Giúp cô nuôi có thêm kinh nghiệm chọn lựa những thực phẩm tươi ngon, sạch, không bị nhiễm hóa chất, các chất độc hại, biết tính khẩu phần ăn để đảm 2
  3. bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ, đồng thời chế biến món ăn sao cho ngon mắt, tạo được mùi thơm, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng đối với trẻ. 1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp của sáng kiến 1.4.1. Cở sở pháp lý Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất”. Một đứa trẻ khỏe mạnh là một đứa trẻ không những không có bệnh mà phải có một trạng thái thoải mái về tinh thần, sống trong một xã hội lành mạnh, có thể chất tốt. Muốn có một đứa trẻ khỏe mạnh phải chú trọng đến các yếu tố phát triển thể chất, tâm lý và môi trường sống lành mạnh. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”: Nâng cao chất lượng giáo dục cho các cấp học. Đổi mới nội dung phương pháp dạy học “Chú trọng phát triển giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở vật chất, chấn chỉnh nề nếp, đánh giá đúng thực chất, chất lượng giáo dục”. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn nhỏ bé, trẻ chưa nhận thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả sẽ khôn lường. Trẻ ở bậc học mầm non (Trẻ từ 25 tháng – 72 tháng tuổi), bắt đầu tham gia vào môi trường sống tập thể, sức đề kháng của trẻ còn non nớt, rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa do vi rút mang lại, có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Theo ước tính của WHO, ở một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm cao. Vì vậy công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới là việc toàn xã hội cần quan tâm. 1.4.2. Cơ sở thực tiễn 3
  4. Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, các trường mầm non tư thục làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, chưa có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Một số vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến thực phẩm trên những kênh truyền hình, báo chí, các hình ảnh và hoạt động ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng chưa đảm bảo. Làm cho phụ huynh có con em tham gia ở bán trú và người tiêu dùng hoan mang, lo lắng đồng thời làm mất uy tín của nhà trường, của cán bộ giáo viên nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng cấp thiết và quan trọng. Tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại đơn vị mình. 1.5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ y tế; UBNDTP; PGD&ĐT về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Các văn bản của ngành có liên quan đến các quy định về việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong nhà trường. + Nghiên cứu thực tế Phương pháp điều tra: Kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm hàng ngày. Thu thập thông tin cần thiết để làm căn cứ xác định nguyên nhân những hạn chế, thiếu sót trong việc chấp hành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài nghiên cứu thực trạng việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành của cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường Mầm non Phường 3 4
  5. năm học 2018 - 2019. Tìm giải pháp xây dựng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường trong năm học tới. 2. Quá trình hình thành và nội dung sáng kiến 2.1. Quá trình hình thành sáng kiến a) Điểm mạnh Đựơc sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, UBNDTP, Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân viên cấp dưỡng đã học lớp chuyên ngành về cấp dưỡng. Cơ sở vật chất đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn Hàng năm thực phẩm được ký kết với nhà cung cấp thực phẩm có uy tín. b) Những hạn chế khó khăn Trường có hai bếp ăn tại hai cơ sở xa nhau nên việc quản lý còn gặp một số khó khăn trong việc kiểm tra giám sát. Các hệ thống công trình cũ như: cống rãnh thoát nước chưa kịp thời thỉnh thoảng bị bốc mùi tại cơ sở 2. Một số nhân viên mới ký hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm trong tiếp nhận và kiểm tra, đánh giá thực phẩm. 2.2. Nội dung sáng kiến Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác ký kết hợp đồng an toàn thực phẩm + Xây dựng kế hoạch Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với 5
  6. đặc điểm thực tế. Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng, phối hợp với đoàn thể của nhà trường và toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, thông qua Hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia. + Thống nhất, ký kết hợp đồng mua thực phẩm với các cơ sở cung cấp thực phẩm. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức họp Ban lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các khách hàng về ký hợp đồng thực phẩm như: Thịt, rau, sữa, gạo Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, hôi thiu, kém chất lượng sẽ cắt hợp đồng, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ. Giải pháp 2: Học tập, tự bồi dưỡng công tác thực hiện chế độ vệ sinh và an toàn thực phẩm Ngay từ đầu năm nhà trường tham gia dự lớp tập huấn kiến thức về công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng do phòng, sở tổ chức. Ban Giám Hiệu, Giáo viên, nhân viên trong trường nhận thức đúng đắn việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Xác định được sự nguy hại của việc ngộ độc thực phẩm, nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tạo điều kiện cho 100% cán bộ giáo viên nhân viên được dự các lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. 6
  7. Tổ chức chuyên đề vệ sinh về các bước rửa tay sạch trước khi ăn, đại tiểu tiện hoặc tay bẩn, tham gia các lớp tập huấn cách chăm sức khỏe cho trẻ do Phòng sở tổ chức. Thành lập ban chỉ đạo và từ đó từng giáo viên, nhân viên xây dựng nội dung chế độ chăm sóc vệ sinh theo chương trình giáo dục mầm non yêu cầu phải đạt theo từng đổ tuổi. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các ban ngành liên quan: Sở y tế, trung tâm y tế Giải pháp 3: Công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ + Vệ sinh khu vực bếp: Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi. Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn. Nhà bếp có bảng phân công trong ngày: Người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ. Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và công khai tài chính cụ thể rõ ràng. Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng. Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về. + Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp: 7
  8. Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng có lưới để ngăn không cho ruồi, nhặng, muỗi, chuột đậu hoặc ăn vào. Chén bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khô ráo, không úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn. Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại. Ví dụ: Bát, dĩa, đũa, thìa phải được rửa sạch giữ khô, ống đựng thìa đũa phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như soong, nồi phải được rửa sạch, sau đó phải treo cất đúng nơi quy định. Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh, có nắp đậy hoặc phải có lòng bàn tránh ruồi nhặng bâu vào nhiễm bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, soong nồi phải được kê cao ráo, thông thoáng và thoát nước. Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox và đá sạch để không thấm nước và dễ cọ rửa. + Vệ sinh môi trường: Rác và thức ăn hàng ngày phải bỏ vào đúng nơi quy định, xử lý kịp thời không để đến hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh và thu hút chuột, dán tới. Thùng rác có nắp đậy sạch sẽ, tuyệt đối không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi chế biến. Cống rảnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thông thoáng, không ứ động. Bên cạnh vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, tôi đã chú trọng việc xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. Đây là phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng ứng, cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Bảo vệ chăm sóc tạo 8
  9. cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trong sân trường, đồ chơi đẹp - sạch - an toàn và lành mạnh đó là những gì tất cả cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. + Vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp: Nhân viên dinh dưỡng đã được học và có chứng chỉ bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó nắm rõ trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ như: mặc quần áo đồng phục ở trường, mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đoong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng. Nhân viên nhà bếp 6 tháng phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ. + Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên tại lớp: Chỉ đạo các giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn riêng, không dùng tay bốc. Chuẩn bị đủ bàn ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. Định kỳ 6 tháng cũng khám sức khoẻ có xét nghiệm như nhân viên dinh dưỡng. 9
  10. + Vệ sinh cá nhân trẻ: Tăng cường kiểm tra các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ. Ví dụ: Trẻ phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc nhở cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống: Ví dụ: Ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ, uống nước. Giải pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chú trọng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà bếp + Chọn nguồn thực phẩm sạch: Hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch cần có những giao kèo chặt chẽ từ khâu vận chuyển thực phẩm đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn của nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng; Ví dụ: Thực phẩm phải tươi, ngon, sạch sẽ, không bị dập nát, khô héo hoặc ôi thiu , các dụng cụ đựng thực phẩm nên là các thùng hộp nhựa cứng, thưa, trơn, nhẵn để các thực phẩm khi vận chuyển không bị dập nát, khi rửa làm vệ sinh thùng, hộp được dễ dàng, sạch sẽ. Đối với những nơi không thể hợp đồng mua thực phẩm sạch tận gốc nuôi trồng sản xuất, thì nhà trường ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các quầy hàng có uy tín ở địa phương, các quầy hàng của phụ huynh có con em học tại trường. Ngoài ra, xung quanh trường còn có vườn rau sạch làm bằng các lốp xe ô tô củ cho cô và trẻ cùng chăm bón. Vườn rau này cũng là nguồn cung cấp rau 10
  11. lớn nhất cho nhà bếp và thật sự là vườn rau sạch để có những bữa canh thật an toàn và ngon miệng cho trẻ. Tuyên truyền vận động cộng đồng nuôi trồng, sản xuất thực phẩm sạch để cung ứng cho nhà trường, vận động các gia đình có con gửi ở trường hoặc các hộ gia đình xung quanh trường nuôi trồng thực phẩm sạch để cung ứng cho bếp ăn nhà trường. Nghiêm túc thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm. Bản hợp đồng thực phẩm có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường, nhân viên dinh dưỡng và nhà cung cấp thực phẩm. Phối hợp với Y tế địa phương và cơ quan quản lý nông nghiệp tuyên truyền tác hại của việc sử dụng các loại hoá chất trong nuôi trồng sản xuất và bảo quản thực phẩm cho các hộ nông dân. + Chỉ đạo công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. Chỉ đạo nhân viên nhà bếp tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng (đối với những thức ăn chế biến sẵn) không mua thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến nhưng không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy phép đăng ký chất lượng Đặc biệt, không mua thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau không xanh tươi, cá thịt không tươi Nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm có sổ ghi nhận thực phẩm về định lượng và tình trạng thực phẩm. Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu không tươi, nghi ngờ hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp đồng thì không được tiếp nhận và chế biến dùng cho trẻ. Các phẩm màu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế thì không được dùng trong trường mầm non. Khi giao nhận thực phẩm, ngoài nhân viên nhà bếp còn có đại diện của nhà trường, nhân viên y tế cùng kiểm tra thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc kiểm thực 3 bước (kiểm tra trước khi nhận thực phẩm, trước khi nấu và kiểm tra trước khi ăn). 11
  12. Khâu bảo quản lưu giữ tại kho và tủ lạnh của bếp ăn nhà trường đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng. Các hộp đựng hoặc chai, lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hoá chất diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu hoả với kho thực phẩm. + Chỉ đạo chế biến và bảo quản thực phẩm. Nhân viên dinh dưỡng chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon, đẹp, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỷ, nấu xong cho trẻ ăn ngay. Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn: Hàng ngày, nhân viên dinh dưỡng phải lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định 24h. Mẫu thức ăn phải được lấy khi vừa nấu xong chuẩn bị chia ăn cho trẻ. Hộp đựng mẫu thức ăn được rửa sạch và nhúng nước sôi sát trùng trước khi đưa thức ăn vào lưu giữ. Thức ăn lấy mẫu cho vào lọ bằng sứ có nắp đậy, để 15-20p cho nguội sau đó đưa vào lưu giữ trong tủ lạnh (lưu ở ngăn mát) 24h mới hủy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng, có đủ lượng thức ăn tối thiểu (thức ăn đặc khoảng 150g, lỏng 200ml). Khi lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy mẫu thức ăn và niêm phong cẩn thận. Trong tủ lạnh chỉ để lưu mẫu thực phẩm, tuyệt đối không để chung với các loại thực phẩm khác. Hàng tháng, ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên việc chế biến và lưu mẫu thực, góp ý điều chỉnh kịp thời những sai sót sau khi kiểm tra. Cuối tháng có nhận xét ưu điểm, tồn tại và đề ra hướng khắc phục tồn tại để nhân viên dinh dưỡng khắc phục sửa chữa và thực hiện tốt tháng tới. Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và phụ huynh, lồng ghép nội dung VSATTP vào các hoạt động trong ngày của trẻ Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, nhân viên thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành và phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, thông qua những hình thức như: Tuyên truyền qua loa truyền thanh địa phương, các buổi họp phụ huynh, các hội thi, qua góc tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ của lớp và nhà trường. Phối hợp với các ban ngành và phụ 12
  13. huynh để triển khai các công văn khẩn cấp của Trung ương, địa phương về dịch bệnh theo mùa, tuyên truyền tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức, thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan họat động bé tập làm nội trợ. Hàng tháng yêu cầu phụ huynh kết hợp với nhà trường kiểm tra nhà bếp 1-2 lần về thu - chi trong ngày, cách chế biến, VSAT thực phẩm, cân đong Phụ huynh phải nhận thức thấy rõ việc ăn uống là một nhu cầu cấp bách hàng ngày của trẻ. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực, trí tuệ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi. 3. Hiệu quả giải pháp 3.1. Thời gian áp dụng của giải pháp Giải pháp được áp dụng tại Trường Mầm non phường 3, năm học 2018- 2019. 3.2. Hiệu quả đạt được: Sau khi chỉ đạo công tác tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ tại Trường Mầm non phường 3, nhờ sự kết hợp song song các biện pháp trên cùng với sự nổ lực cố gắng phấn đầu của tập thể sư phạm trong nhà trường, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường nên kết quả đạt được như sau: a) Đối với giáo viên, cô nuôi: 100% giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nói chung, công tác đảm bảo VS an toàn cho trẻ nói riêng. 100% giáo viên, nhân viên đều có kiến thức về phòng chống ngộ độc cho trẻ. Đặc biệt công tác chức thực hiện vệ sinh hàng ngày. 13
  14. Cô nuôi: Thực hiện tốt, bếp một chiều khâu vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên không có hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường. b) Đối với trẻ: Trẻ có nền nếp thói quen tốt trong vệ sinh, trong giờ ăn, giờ ngủ đạt 98,5%; Trẻ thuần thục trong thao tác vệ sinh như: Các bước rửa tay, thao tác lau mặt đạt: 97%. Giảm tỷ lệ tai thương tích: 0% c) Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh đã có nhận thức được trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Biết vận dụng các kiến thức khoa học để chăm sóc, dưỡng trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Từ những kết quả qua việc nghiên cứu đề tài thu được như mong muốn là cả một quá trình nổ lực, của toàn cán bộ giáo viên, nhân viên của trường Mầm non phường 3. Đã tìm ra nguyên nhân và giải pháp trong suốt năm học. 3.3 Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp: Đề tài được phổ biến, áp dụng ở trường Mầm non phường 3. Ngoài ra, đề tài còn triển khai áp dụng được cho các trường Mầm non, trong thành phố có cùng điều kiện. 3.4 Bài học kinh nghiệm: Công tác thực hiện nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm: Đưa ra kế hoạch chỉ đạo công tác phòng chống bệnh dịch song song với công tác đôn đốc và kiểm tra một cách cụ thể. Biết lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp, tăng cường công tác thanh kiểm tra và khi kiểm tra không dàn trãi mà đi sâu một vài vấn đề cụ thể Có kinh nghiệm hơn trong việc phối hợp với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và các bậc phụ huynh. Để các bên liên quan hỗ trợ về hình ảnh, biểu mẫu, đưa nội dung phù hợp. 14
  15. Quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo và hứng dẫn công tác phòng chống bệnh dịch trong nhà trừng của cấp trên một cách nghiên túc hơn. Công tác thực hiện nghiên cứu đề tài đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm: Cho tôi kinh nghiệm khi đi mua thực phẩm phải lựa chọn những thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vận dụng những thực phẩm có sẵn ở địa phương để chế biến những món ăn phù hợp với trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất. Biết xây dựng thực đơn và tính khẩu phần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong ngày. Biết phối hợp và trao đổi với các cô trên lớp để hiểu hơn về tâm lý của các bé để từ đó có thể chế biến ra các món ăn phù hợp với trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng. 4. Kết luận 4.1. Những kết quả đạt được của sáng kiến: Với sự quyết tâm sự cố gắng của bản thân, sự đồng lòng phối hợp của đồng nghiệp, với một số biện pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, việc “Nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ” của trường mầm non Phường 3 đã đạt được một số kết quả sau: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức cao trong việc. 4.2. Đề xuất, kiến nghị. * Đề xuất: Không * Kiến nghị: Không 15
  16. Nhận xét, đánh giá, xếp loại của đơn vị: Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019 Tôi xin cam đoan đay là SKKN của bản thân tôi viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lưu Thị Long HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Điểm: Xếp loại: Vũng tàu, ngày tháng năm 2019 CHỦ TỊCH 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham khảo trên trang Web 2. Phần mềm dinh dưỡng Vietcc. 3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 4. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non.) 5. Tài liệu số 1 nguồn số liệu, Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế: Modun QL, Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (một số thực phẩm thường sử dụng trong trường mầm non); 6. Các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non 7. Tài liệu vệ sinh an toàn thực phẩm. 17
  18. MỤC LỤC 1. Cơ sở đề xuất sáng kiến 1.1. Sự cần thiết hình thành sáng kiến 1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến sáng kiến 1.3. Mục tiêu của sáng kiến 1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp của sáng kiến 1.4.1. Cơ sở pháp lý 1.4.2.Cơ sở thực tiễn 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng 2. Quá trình hình thành và nội dung sáng kiến 2.1. Quá trình hình thành sáng kiến 2.2. Nội dung sáng kiến 3. Hiệu quả của giải pháp 3.1. Thời gian áp dụng của giải pháp 3.2. Hiệu quả đạt được 3.3. Bài học kinh nghiệm 4. Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh co trẻ tại trường mầm non Tài liệu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tài liệu hướng dẫn dinh dưỡng 18