SKKN Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi

pdf 17 trang Diệp Đức 02/08/2023 1690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_suu_tam_va_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_nham_ren_lu.pdf

Nội dung text: SKKN Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi

  1. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ở trường mầm non. Trong quá trình đó, việc phát triển khả năng định hướng trong không gian (ĐHTKG) cho trẻ không chỉ là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo. ĐHTKG là điều kiện không thể thiếu giúp mỗi người hoạt động bình thường trong cuộc sống. Chỉ có định hướng không gian đúng con người mới có thể thực hiện thành công các hoạt động khác. Còn đối với trẻ mẫu giáo, việc dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của các sự vật trong không gian. Hơn nữa một số thao tác trí tuệ cơ bản sẽ được hình thành ở trẻ mẫu giáo trong qua trình dạy trẻ ĐHTKG, giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hoạt động trong trường học, cũng như giúp trẻ vận dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong cuộc sống của mình một cách linh hoạt. Chính những kiến thức, kĩ năng trẻ nắm được qua việc học ĐHTKG sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động học tập và các hoạt động khác sau này. Mọi sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ đều tồn tại trong không gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định: có trên, có dưới, có trước, có sau, có gần, có xa. Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế cần kịp thời phát triển khả năng ĐHTKG ở trẻ,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác trong cuộc sống. 2.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: - Để sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8.2019 đến 2.2020 4. Đối tượng nghiên cứu - Một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi 5. Phạm vi nghiên cứu: - Trẻ 5-6 tuổi mẫu giáo lớn A2 6. Khảo sát điều tra thực trạng: Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm: Tổng số trẻ được đánh giá: 45 trẻ 1/ 16
  2. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi TT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Biết quan sát, xác định các phía trên – dưới 17/45 38 28/45 62 – trước – sau của bản thân và người khác. 2 Biết xác định phía bên trong, ngoài của đối 19/45 42 26/45 58 tượng khác 3 Biết nói, sử dụng tay trái, tay phải theo yêu 30/45 69 15/45 31 cầu 4 Biết so sánh và xác định vị trí của đối tượng 14/45 33 31/45 67 này so với đối tượng khác 5 Có các hành động thực hành bên ngoài nhằm 16/45 33 29/45 67 tương tác đồ vật như sờ, nhìn, xoay, chỉ tay hoặc ước lượng bằng mắt để xác định vị trí trong không gian của đối tượng trong không gian. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận - Mọi sự vật, hiện tượng và bản thân đứa trẻ đều tồn tại trong không gian và thời gian. Trong không gian có những vật thể cố định với những vị trí và thuộc tính nhất định: có trên, có dưới, có trước, có sau, có gần, có xa. Như vậy không gian cũng là đối tượng của hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn của trẻ. Vì thế cần kịp thời phát triển khả năng ĐHTKG ở trẻ,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện có hiệu quả các hoạt động khác trong cuộc sống.Vì vậy vấn đề dạy trẻ định hướng trong không gian đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu.ĐHTKG là một nội dung nằm trong hoạt động làm quen với toán nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức.ĐHTKG giúp trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng phát triển tốt các yếu tố tư duy trẻ đuợc cung cấp các kiến thức mới , củng cố các kiến thức cũ, cho trẻ thêm những kĩ năng và rèn trẻ những kĩ năng tư duy góp phần cho trẻ buớc đầu biết nhận biết và xử lý các thông tin đồng thời ứng dụng biết cách giải quyết các vấn đề và tình huống xảy ra 2.Cơ sở thực tiễn Trên thực tiễn, trò chơi học tập trong dạy học có khi được sử dụng như hình thức dạy học, có lúc như một biện pháp dạy học nhưng cũng có khi nó là trò chơi độc đáo của trẻ. Nhưng để dạy trẻ định hướng trong không gian chúng tôi sử dụng 2/ 16
  3. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi trò chơi học tập như là một biện pháp dạy học được tiến hành trên các tiết toán học nhằm mục đích: - Trang bị kiến thức mới cho trẻ về các hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác, vật khác làm chuẩn. - Hình thành cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian hai chiều và ba chiều. - Phát triển khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống, hoàn cảnh khác nhau. * Thuận lợi - Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2017; Nhiều năm liền đạt các danh hiệu thi đua của quận, thành tích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Cơ sở vật chất của nhà trường rộng, trang thiết bị hiện đại, thoáng mát, nhiều cây xanh và đồ chơi ngoài trời. Khung cảnh sư phạm xanh, sạch đẹp, rộng rãi, thoáng mát phù hợp trẻ. - Trẻ đi học đều nên có nề nếp thói quen của lớp - Cơ sở vật chất của nhà trường và lớp học tương đối đầy đủ, khang trang - Phụ huynh nhiệt tình tham gia ủng hộ các hoạt động ngoại khoá - 4/4 giáo viên có trình độ chuyên môn vững, đạt chuẩn và trên chuẩn. 4/4 giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ 5 tuổi. - 100% giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ, chịu khó tự học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi và trao đổicùng đồng nghiệp về chuyên môn; * Khó khăn: - Đồ dùng dạy học chưa đồng bộ,phong phú,hấp dẫn trẻ. - Số lượng trẻ trong lớp rất đông nên cô không thể bao quát hết và sửa sai kịp thời cho trẻ. - Biện pháp và phương pháp dạy chưa thực sự phong phú,chưa lôi cuốn, hấp dẫn trẻ,đa số tiến hành trên hoạt động” Làm quen với toán”,chưa thường xuyên tích hợp,ít khi tiến hành ngoài giờ học,nếu có thì nội dung còn nghèo nàn và ít tính đến hiệu quả dạy trẻ theo mục đích đề ra. - Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực hoạt động ở trẻ,cô còn nói nhiều,trẻ thực hiện máy móc,rập khuôn. - Khả năng ĐHTKG của trẻ còn hạn chế. 3. Các biện pháp Việc dạy trẻ định hướng không gian cần phải chính xác, rõ ràng nên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi một số biện pháp khác nhau nhằm tăng cường các hoạt động xác 3/ 16
  4. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi định hướng không gian cho trẻ qua đề tài “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi” Dựa vào số liệu khảo sát nêu trên tôi đã xây dựng một số biện pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Thay đổi hình thức hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian Dạy trẻ học kiến thức gì không quan trọng bằng cho trẻ tiếp cận nội dung kiến đó như thế nào? Bởi định hướng không gian lag một trong những biểu tượng toán học vô cùng khó với trẻ, khó về cách giải thích sự liên quan về hướng của vật với vật của người với vật . Do đó tôi đã thay đổi 1 số hình thức dạy trẻ xác định hướng không gian bằng cách tổ chức các trò chơi. Tôi chọn biện pháp sử dụng trò chơi học tập để dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trong không gian bởi vì: Đặc trưng của quá trình dạy học ở bậc học mầm non là kết hợp giữa các yếu tố dạy học và vui chơi "Học mà chơi, chơi mà học" là một đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ nhỏ, hoạt động vui chơi cũng là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Cho nên việc sử dụng hợp lý các trò chơi phù hợp nhu cầu vui chơi của trẻ có tác dụng nâng cao hứng thú với các giờ học và khả năng chú ý chủ định, phát triển tính tích cực của trẻ trong học tập. Đặc trưng của trò chơi học tập là thể hiện sự kết hợp các yếu tố dạy học và vui chơi. Trò chơi học tập mang tính sư phạm cao, thể hiện ở quá trình dạy học gián tiếp. Thông qua trò chơi tạo cho trẻ những kĩ năng mới, tạo niềm vui, hứng thú và cảm xúc do trò chơi đem lại. Dạy trẻ định hướng trong không gian có thể thực hiện trên tiết học nhưng cũng có thể tiến hành thông qua trò chơi. Khi mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ học trên tiết học thì ở trò chơi học tập là cô cùng chơi với trẻ, cô dạy trẻ các thao tác chơi, luật chơi, thúc nảy mối quan hệ giữa cô và trẻ trở nên gần gũi thân mật hơn. Các trò chơi được tiến hành sử dụng vào việc dạy trẻ theo các bước: Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi và chơi mẫu. Bước 2: Trẻ tham gia,tiến hành chơi theo mẫu của cô và phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ chơi của mình bằng lời nói. Bước 3:Cô nhận xét trò chơi mà trẻ đã thể hiện,tuyên dương khen ngợi,động viên khích lệ trẻ. - Qua trò chơi học tập,các hoạt động trí tuệ của trẻ sẽ diễn ra,nhiệm vụ của trò chơi là nhiệm vụ của nhận thức.Nó làm cho quá trình học tập của trẻ trở thành quá trình học tập không chủ định: trẻ chơi mà học. 4/ 16
  5. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi - Trò chơi học tập góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ,giúp trẻ có hứng thú,chú ý,giao tiếp,có năng lực đánh giá,có kĩ xảo cùng chơi,tạo ra niềm vui và cảm xúc chung Cần sử dụng rộng rãi và đa dạng trò chơi học tập bởi vì nó là phương tiện dạy học có hiệu quả cao trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng ban đầu cho trẻ. Mặt khác, các bài tập luyện tập cũng là một yếu tố quan trọng trong nhóm các phương pháp thực hành.Luyện tập là việc giúp trẻ thực hiện một nội dung kiến thức nào đó cô yêu cầu lặp đi lặp lại nhiều lần, nên các thao tác trí tuệ cũng như thao tác thực hành của nội dung học tập được rèn luyện tích cực hơn. Để dạy trẻ định hướng trong không gian,tôi sử dụng các bài tập sau: - Bài tập bắt chước(sao chép). - Bài tập kiến thiết. Các bài tập được tiến hành dạy trẻ theo các bước: - Bước 1: Cô làm mẫu và giải thích. - Bước 2: Trẻ thực hiện theo mẫu và sự chỉ dẫn của cô,diễn đạt kết quả bằng lời nói. - Bước 3: Trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô,phản ánh bằng lời nói kết quả bài tập. Ở các bài luyện tập,dưới sự hướng dẫn của giáo viên,tính độc lập của trẻ được phát triển mạnh và mang lại hiệu quả học tập cao.Nó giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của kiến thức đối với cuộc sống,phát huy mạnh mẽ tính tích cực của trẻ.Giáo viên cần sử dụng rộng rãi các bài luyện tập trong các hoạt động học” Làm quen với toán” nói riêng và hoạt động học khác nói chung. Khi luyện tập tôi ứng dụng các bài thơ vào cho phù hợp giúp trẻ hào hứng tham gia tích cực.Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo thì dạy trẻ dưới hình thức thông qua các trò chơi, các bài thơ là trẻ rất hứng thú, thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái hơn, sâu sắc hơn. Tuy đa số các trẻ mẫu giáo lớn đều nhận biết các hướng đối với cơ thể mình nhưng một số vẫn còn nhầm lẫn và có khi phản ứng còn chưa nhanh nhạy nên tôi đã đưa một số trò chơi, bài thơ giúp trẻ nhận biết nhanh và chính xác các hướng đối với bản thân. * Ví dụ trò chơi học tập “Hãy nói nhanh” Cho trẻ quan sát bức tranh gồm có chim màu xanh,chim màu cam,chim màu tím. 5/ 16
  6. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi - Yêu cầu trẻ xác định: Chim cam và chim tím ở bên nào của chim xanh? Ai đứng phía phải của chim xanh? Ai đứng phía trái của chim xanh? 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi học tập để hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian Trò chơi 1: Người quản lý tí hon * Mục đích: - Củng cố biểu tượng không gian trên dưới khi lấy vật bất kỳ làm chuẩn. - Hiểu và sử dụng đúng các từ chỉ vị trí không gian trên dưới khi lấy vật bất kỳ làm chuẩn. - Chuẩn bị: Bình hoa,giỏ rác,khăn trải bàn. * Luật chơi: Nhân viên phục vụ phải sắp xếp các vật đúng theo quy định của nhà hàng,phục vụ nào đặt sai sẽ bị mất việc (mất lượt chơi). Nhân viên phục vụ nào làm đúng yêu cầu sẽ được tuyên dương. * Cách chơi: Chơi theo nhóm và chơi ở góc,mỗi nhóm 5-6 trẻ.Một trẻ đóng vai là người quản lý nhà hàng,các trẻ còn lại sẽ đóng vai phục vụ. Giáo viên sẽ đóng vai người phục hướng dẫn trẻ chơi lần 1,sau đó trẻ có thể tự chơi với nhau. Xin chào các bạn,tôi là quản lý của nhà hàng. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách bài trí bàn ăn để chào đón khách. Các bạn làm theo yêu cầu của tôi: Hãy trải khăn trải bàn trên bàn,trải thật ngay ngắn. Đặt bình hoa trên khăn bàn đã trải. 6/ 16
  7. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi Giỏ rác phải đặt phía dưới cái bàn. Đặt xong các vật,người quản lý hỏi lại nhân viên phục vụ: Đặt khăn trải bàn ở đâu? Đặt bình hoa ở đâu? Giỏ rác được đặt ở đâu? Giáo viên cho trẻ khác đóng vai là người quản lý và tiếp tục chơi. *Trò chơi 2: “Nhanh mắt, nhanh tay” - Yêu cầu: Xác định vị trí các quả khi di chuyển trên mặt phẳng. (Trên, dưới, giữa) - Chuẩn bị: Mỗi nhóm 1 tranh và các lô tô quả rời - Cách chơi: Lần 1: Cho trẻ quan sát tranh và mô tả vị trí vật trong tranh. Lần 2: Tự di chuyển quả và mô tả vị trí của quả sau khi di chuyển Lần 3: Trẻ tìm tranh theo yêu cầu của cô (tranh xếp các vị trí khác nhau) 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian trong các hoạt động khác - Qua các hoạt động học, hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi cố gắng liên hệ thực tiễn để trẻ tham gia hoạt động nhẹ nhàng mà vẫn lồng ghép nội dung xác định hứng không gian cụ thể giúp trẻ củng cố kiến thức xác định các phía trong không gian. * Hoạt động làm quen văn học: Tôi đã sáng tác bài thơ “Bé ơi hãy nhớ” Bên trên bé có cái đầu Gặp người lớn, bé cúi đầu hỏi thăm Kế đến là tới đôi tay Phải - trái dùng để múa hay múa đều Bé còn cầm viết để tô Đó là tay phải viết cho thẳng hàng 7/ 16
  8. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi Tay trái giữ tập đàng hoàng Để cho bé viết ngay hàng không sai Bé ngoan học giỏi hát hay Cô yêu bạn mến bé hay đến trường Đến trường nhờ có đôi chân Bước đi mau mắn lon ton nhẹ nhàng.” Sau khi học thuộc bài thơ, tôi đã hỏi trẻ: Phía trái có tay gì? Con đi được là nhờ gì? Đôi chân ở phía nào? - Hoạt động khám phá: Phân nhóm một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp Cô để các đồ dùng đồ chơi ở các hướng trên, dưới các kệ và các hướng khác nhau, trẻ tìm đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và hỏi đồ dùng đồ chơi ở hướng nào của con hoặc một trẻ tìm hỏi trẻ khác đồ dùng đồ chơi đó ở hướng nào của bạn. Sau khi tìm các đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và đủ để phân nhóm các đồ vật, cô vào bài mới dạy tìm hiểu môi trường.Hoặc có thể tích hợp sau khi học bằng trò chơi củng cố “Hãy sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo nhóm và theo các hướng khác nhau đối với bản thân mình” như: nhóm đồ dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi ở trước mặt và nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các hướng đối với người khác: một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ dùng theo các hướng của bạn.(Hoặc ta có thể áp dụng trò chơi này vào tiết học “Phân nhóm đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng giải trí và cách chơi tương tự ví dụ như đồ dùng để mặc thì nón đội phía trên đầu, dép đi phía dưới chân ). - Hoạt động ngoài trời: “Quan sát chiếc xe máy” Tôi cho trẻ chỉ các bộ phận của chiếc xe máy, cho trẻ phát âm và cứ sau mỗi lần cho từng cháu lên chỉ kết hợp cho trẻ xác định hướng cơ bản của trẻ, của các bạn khác và đồ vật như: + Xe máy đứng ở phía nào của cháu? Qua những lần thao tác được luyện tập không những khắc sâu kiến thức về xác định hướng, mà còn giúp được trẻ xác định hướng cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát âm dược nhiều từ, phát âm chính xác hơn. - Hoạt động Tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé” Cho trẻ xem tranh về các ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí cân đối và chính xác theo hướng cơ bản để trẻ xác định các hướng: + Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám mây) +Phía dưới ngôi nhà có gì? Có mặt đất 8/ 16
  9. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi +Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa) +Bạn đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà? Phía bên trái) + Vậy thì bên phải vườn hoa có gì(cây chuối) Sau khi cho trẻ định được hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ được lâu hơn và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn. Hoạt động PTTC: khi chuyển đổi hình thức, tôi hô: bên phải quay, bên trái quay, đằng sau quay, qua đó trẻ sẽ nhớ lại và định hướng được bản thân mình. - Hoạt động âm nhạc:Khi chotrẻ hát bài “Đường em đi” vừa cho trẻ hát và kết hợp hỏi trẻ. + Đường em đi bên nào? Bên phải + Đường em không đi là đường bên nào? Bên trái Qua đó trẻ sẽ định hướng được bên phải, bên trái bản thân mình. - Thông qua các hoạt động khác như thể dục sáng, tiết học thể dục và trò chơi vận động.Lồng ghép nội dung dạy trẻ ĐHTKG thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc tổ chức cho trẻ luyện tậpĐHTKG thông qua các bài tập vận động đa dạng và hệ thống trò chơi vận động thì hiệu quả của quá trình dạy trẻ định hướng trong không gian sẽ được nâng cao. - Hoạt động góc: Ví dụ: Góc nấu ăn:cô có thể đưa ra yêu cầu: bầy thức ăn nhiều chất béo ở trước mặt bạn búp bê,bầy thức ăn nhiều chất đạm ra phía sau bạn búp bê,thức ăn giàu chất bột đường sang phía trái của bạn búp bê,thức ăn giàu vitamin sang phía phải bạn búp bê.Sau khi trẻ bầy xong,cô hỏi lại trẻ xem phía trước,sau,phải,trái của bạn búp bê có những món gì? 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian trong các hoạt động tại nhà hoặc nơi công cộng. Phụ huynh là nguời cung cấp thông tin để giáo viên đánh giá chính xác khả năng của trẻ, biết những tiến bộ, cố gắng cũng như những hạn chế của trẻ để cô đưa ra biện pháp phù hợp. Phụ huynh cũng là nguời phát trỉên và rèn luyện cho trẻ các kiến thức và kĩ năng ĐHTKG. Tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng làm quen với toán nói chung và định hướng trong không gian cho trẻ nói riêng sẽ không đem lại kết quả cao nếu không kết hợp chặt chẽ với phụ huynh.Sau những buổi học tôi trao đổi với phụ huynh về việc học toán không gian của trẻ ở lớp, nhờ phụ huynh hỗ trợ cho trẻ luyện tập thêm ở gia đình từ đó trẻ sẽ hiều hơn. Cung cấp một số kiến thức cần thiết hơn.Tôi đã động viên những phụ huynh có điều kiện hướng dẫn trẻ một số trò chơi trên máy vi tính phù hợp với lứa tuổi của trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức để trẻ có thêm kiến thức cho những hoạt động học sau này.Tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền bằng những hình ảnh minh họa về lợi ích của môn học 9/ 16
  10. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi nên nhận thức của phụ huynh đã được nâng cao , phụ huynh tuân thủ quy định của nhà trường của lớp.Nhờ có những biện pháp trên đã giúp tôi thực hiện các hoạt động đạt kết quả cao trong việc giảng dạy trẻ. Chính vì vậy phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ định huớng trong không gian. - Trò chơi 1: “ Ai đúng, ai sai” Phương tiện: Không cần Tiến hành: Trẻ đứng, làm theo lệnh của cô giáo hoặc người lớn: - Giơ tay trái sang phía trái, tay phải sang phía phải, hai tay ra phía trước, hai tay ra phía sau, hạ hai tay xuống. - Để tay trái lên hông trái, tay phải lên hông phải, cúi người về phía trước, ngửa người về phía sau, nghiêng người sang phải, sang trái. - Đưa chân phải sang phía phải, chụm chân lại. Giơ chân phải về phía trước, phía sau. Tương tự như vậy với chân trái *Nhanh chân chiến thắng: -Mục đích: +Luyện khả năng định hướng phải trái của vật bất kỳ. +Hiểu và sử dụng được từ chỉ vị trí phải trái của vật bất kỳ. -Chuẩn bị: +2 cái xích đu ở sân trường,1 hộp đựng mô hình các loại phương tiện đường bộ và phương tiện đường thủy. -Luật chơi: Đặt phương tiện giao thông đúng vị trí của xích đu theo yêu cầu của giáo viên. -Cách chơi: Có thể chơi trong giờ hoạt động có chủ đích chủ đề: Phương tiện giao thông,hoặc chơi ngoài trời.Chia trẻ thành 2 đội,khi cô nói ”bắt đầu”,trẻ ở mỗi đội sẽ phải vượt qua các chướng ngại vật để đi đến cái hộp,lấy 1 loại phương tiện bất kỳ,nếu đó là phương tiện đường bộ thì đặt ở bên phải xích đu,phương tiện đường thủy đặt ở bên trái xích đu.Đội nào hoàn thành nhanh và mô tả lại đúng vị trí của đồ vật so với xích đu sẽ chiến thắng *Tìm bạn: -Mục đích + Luyện tập khả năng xác định vị trí phải trái khi lấy người khác làm chuẩn. + Hiểu và diễn đạt đúng từ chỉ vị trí không gian phải trái của người khác. -Chuẩn bị: Sân chơi rộng,15 đôi vòng tay khác nhau về màu sắc. -Luật chơi:Trẻ đeo vòng tay phải tìm đúng bạn đeo vòng có cùng màu với mình ở tay trái và ngược lại. - Cách chơi: Chơi ngoài trời,cô gọi và phát lần lượt từng trẻ 1 chiếc vòng đeo tay,cô nói thầm vào tai trẻ vị trí đeo chiếc vòng “con hãy đeo vòng vào tay phải”,”đeo vòng tay trái” và yêu cầu trẻ phải giấu 2 tay sau lưng không cho bạn 10/ 16
  11. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi khác nhìn thấy.Giáo viên cho trẻ đứng vòng tròn,trong vòng hát một bài hát trẻ phải đi tìm bạn có chiếc vòng đeo tay bên tay trái giống với chiếc vòng đeo tay phải của trẻ.Đôi bạn nào tìm được nhanh nhất và nói được tay trái bạn đeo vòng màu gì?Tay phải bạn đeo vòng màu gì sẽ thắng. 3.5. Biện pháp 5 : Rèn kĩ năng ĐHTKG cho trẻ thông qua các bài luyện tập: * Trò chơi “Hãy làm nhanh theo yêu cầu” Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “tay cầm viết” – trẻ giơ tay phải “tay giữ tập” – trẻ giơ tay trái Cô ở đâu? – trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước” Cái lưng của con đâu nhỉ? – trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau” Cô nói “cái đầu” – trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên” Cô nói “hai chân đẹp” – trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới” Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm thêm một đồ vật cô yêu cầu để về phía đó. + Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa lớp hỏi các phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-trẻ giơ tay phải và chỉ đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải ), hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên), cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định. - Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sáng tác bài thơ để dạy trẻ xác định các hướng cơ bản của trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ hơn * Trò chơi 2: “Thi xem ai đúng” - Phương tiện: không cần - Tiến hành: 2 trẻ đối diện nhau. Cô giáo ra lệnh: - Hãy chỉ tay phải (trái) của bạn đứng trước mặt cháu. - Hãy lấy tay phải của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má phải (trái) của bạn đứng trước mặt - Hãy lấy tay trái của cháu đặt lên vai, sờ vào tai, sờ vào má trái (phải) của bạn đứng trước mặt\ * Trò chơi 3: “Thi nhảy đúng ô” - Phương tiện: Phấn hoặc vòng - Tiến hành: + Cô vẽ 5 ô vuông (hình chữ thập), trẻ đứng vào 1 ô. + Trẻ nhảy theo yêu cầu của cô “nhảy vào ô phía trước”, “nhảy vào ô bên trái”, “nhảy vào ô bên phải”, “ nhảy vào ô ở giữa”. Cho mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần. 11/ 16
  12. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi * Trò chơi 4: “Chơi giấu – tìm” - Phương tiện: những đồ dùng nhỏ bất kỳ trong phòng - Tiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng. + Cô giấu đi một vật, đề nghị trẻ đi tìm. Trong khi trẻ tìm kiếm, cô gợi ý bằng các từ chỉ hướng, vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước, phía sau, ở bên phải, bên trái, ở gần, ở xa, ở giữa cái gì đó. Khi trẻ tìm được vật yêu cầu trẻ phải nói rõ tìm thấy vật ở đâu. Ví dụ: Tôi tìm thấy thỏ bông ở phía trước cái ô tô, hoặc Tôi tìm thấy bông hoa ở phía bên trái con mèo + Sau khi chơi vài lần, cô đổi vai để trẻ tự giấu vật và đưa ra các lời chỉ dẫn để bạn khác tìm trong không gian. * Trò chơi 5: “ Ở đâu, ở đâu”\ - Phương tiện: các đồ dùng trong nhà hay lớp học - Tiến hành: Yêu cầu trẻ quan sát các đồ vật trong phòng. + Cô giáo đưa ra câu hỏi về nơi đặt các đồ vật ở trong lớp, trẻ trả lời + Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc. + Mời 1 trẻ xác định hướng, vị trí của các mối quan hệ của các bạn so với nhau (Bạn A đứng ở phía trước, phía sau; đứng ở bên phải, bên trái; đứng ở giữa; đứng gần, đứng xa bạn B, C ). + Lần lượt thay đổi để tất cả trẻ đều được xác định hướng trong không gian của các bạn trong nhóm. Qua những trò chơi ,bài thơ trẻ rất thích và đã khắc sâu được những kiến thức về xác định hướng cho trẻ học toán. Qua hình thức này kết quả đạt cao hơn. 3.6. Biện pháp 6:Ứng dụng các bài tập thực nghiệm vào dạy và rèn trẻ ĐHTKG: *Thực nghiệm 1: - Mục đích- yêu cầu: + Phát triển,mở rộng các biểu tượng về không gian cho trẻ. + Dạy trẻ xác định vị trí phía trên,dưới,trước,sau của đối tượng( có sự định hướng) và diễn đạt bằng lời nói. -Chuẩn bị: + Trò chơi” Hái quả”,”Mắt ai tinh”,”Tai ai tinh”,”Chiếc túi kì lạ”. - Cách tiến hành: * Hoạt động 3: Trò chơi “Tai ai tinh” Gíao viên phát cho mỗi trẻ một con thỏ và 1 củ cà rốt.Cô yêu cầu trẻ đặt những củ cà rốt ở những vị trí khác nhau so với chú thỏ dưới hình thức bài tập mẫu.Trẻ quan sát,diễn đạt bằng lời kết quả đạt được. 12/ 16
  13. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi * Hoạt động 4: Củng cố phía trên,phía dưới,phía trước,phía sau của đối tượng khác thông qua trò chơi” Chiếc túi kì lạ”.Cô chuẩn bị 1 cái kệ nhiều tầng,và 1 cái túi bên trong có chứa nhiều đồ chơi với kích thước khác nhau.Nhiệm vụ của các đội chơi là lần lượt lấy đồ chơi từ cái túi ấy và trưng bẩy kệ sao cho vật nào to để ở phía dưới,vật nào nhỏ đặt ở phía trên,vật cao đặt ở phía sau,vật thấp đặt ở phía trước.Đội nào xếp được nhanh và đúng yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc. * Thực nghiệm 2: 1.Mục đích- yêu cầu: - Phát triển,mở rộng các biểu tượng về không gian cho trẻ. - Dạy trẻ xác định phía phải,phía trái của đối tượng khác và diễn đạt bằng lời nói. 2.Chuẩn bị: - Một số trò chơi: “Thò thụt”,” Thổi nơ”,”Kéo cưa lừa xẻ’,”Tai ai tinh”,”Mắt ai tinh”. 3.Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Củng cố,xác định phía phải,phía trái của bản thân thông qua trò chơi “Thò thụt”.Khi nghe cô nói “Thò” thì trẻ đưa tay phải lên,”Thụt” thì trẻ đưa tay trái lên. Gíao viên yêu cầu trẻ xác định bên tay phải(phía bên tay phải),bên tay trái(phía bên tay trái).Chẳng hạn” thò” thì giơ tay phải lên đồng thời quay mặt về phía bên tay phải và ngược lại. * Hoạt động 2:Xác định tay phải,tay trái của người khác thông qua trò chơi” Kéo cưa lừa xẻ”. Cô cho trẻ nêu cách chơi,sau đó yêu cầu trẻ nắm lấy tay của bạn.Cho trẻ xác định tay của bạn thông qua các câu hỏi: Tay phải con nắm tay nào của bạn A?Tay trái con nắm tay nào của bạn B? * Hoạt động 3: Xác định vị trí phía phải,phía trái của đối tượng khác thông qua trò chơi “Tai ai tinh”. Cô xếp các vật và nói vị trí.Sau đó cô cho trẻ lên lấy hoa.Mỗi đội lấy 1 lọ có nhiều hoa và 1 lẵng hoa.Nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ lên lấy hoa và cắm vào lẵng theo yêu cầu của cô: lấy những bông hoa bên phải bạn búp bê cắm vào lẵng hoa và khi cắm xong thì đặt lẵng hoa bên trái bạn búp bê. * Hoạt động 4:Xác định vị trí phía phải,phía trái của đối tượng khác khi đối tượng đứng theo các hướng khác nhau. Giaso viên giới thiệu về ngày”Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam”,rồi dắt trẻ đến thăm doanh trại bộ đội.Ở đó có 1 trẻ đóng vai chú bộ đội,cô yêu cầu trẻ lên tặng hoa bên phải,bên trái của chú bộ đội. Lần 1: chú bộ đội quay mặt về phía trẻ. 13/ 16
  14. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi Lần 2: chú bộ đội đứng ở vị trí nghiêng so với trẻ. Trẻ phải xác định đúng vị trí bên phải,bên trái chú bộ đội.Trẻ gái đứng bên phải chú bộ đội để giúp chú mang hoa vào doanh trại cất,rồi cùng chú đi tham quan doanh trại. * Thực nghiệm 3: 1.Mục đích- yêu cầu: - Phát triển và mở rộng cho trẻ những biểu tượng về không gian. - Dạy cho trẻ biết xác định và diễn đạt bằng lời mối quan hệ không gian giữa các vật. 2.Chuẩn bị: Một số hình ảnh các con vật quen thuộc và một số trò chơi mà trẻ đã từng chơi. 3.Cách tiến hành: * Hoạt động 2:”Thi xem ai nhanh” Cô có tranh các con vật.Trong quá trình học cô sẽ thay đổi vị trí các con vật và yêu cầu trẻ xác định bằng lời mối quan hệ không gian giữa các con vật đó. * Hoạt động 3:”Chung sức” Cho trẻ tạo mối quan hệ không gian giữa các đồ vật ,đồ chơi theo yêu cầu của cô. Ví dụ: cô sắp xếp các con vật chó,mèo,thỏ +Yêu cầu trẻ sắp xếp các con vật theo mẫu. +Yêu cầu trẻ sắp xếp các con vật theo yêu cầu của cô. * Hoạt động 4:” Vừng ơi mở ra” Cho trẻ tìm những nhóm đồ vật ở xung quanh được sắp xếp theo các mẫu: Đầu tiên cô sắp xếp các nhóm đồ chơi ở xung quanh lớp như: Gà - thỏ - mèo ; Chó - mèo - thỏ ; Mèo - thỏ - chó Cô đưa ra mẫu và yêu cầu trẻ nêu lên những nhóm con vật có vị trí giống mẫu và loại ra những nhóm con vật có vị trí không giống mẫu. III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1.Kết quả đạt được: Sau khi vận dụng các biện pháp trên vào trong tổ chức các hoạt động dạy trẻ định hướng trong không gian,tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động,nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ được lâu hơn. - Trẻ biết sử dụng và tương tác đồ vật như sờ, nhìn, xoay, chỉ tay hoặc ước lượng bằng mắt để xác định vị trí trong không gian của đối tượng trong không gian. - Xác định các hướng chính xác - Tham gia các hoạt động LQVT nhẹ nhàng, hào hứng thông qua các trò chơi học tập và các hoạt động mọi lúc mọi nơi. 14/ 16
  15. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi - Trẻ ít nhầm lẫn các phía trong không gian - Mạnh dạn, tự tin, biết hợp tác với bạn chơi. - Qua khảo sát,kết quả đạt được như sau: T Nội dung Đầu năm Cuối năm T Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Biết quan sát, xác định các phía trên – 22 43 29 57 45 88 6 12 dưới – trước – sau của bản thân và người khác. 2 Biết xác định phía bên trong, ngoài của 19 37 32 63 40 78 11 22 đối tượng khác 3 Biết nói, sử dụng tay trái, tay phải theo 35 69 16 31 47 92 4 8 yêu cầu 4 Biết so sánh và xác định vị trí của đối 17 33 34 67 37 72 14 28 tượng này so với đối tượng khác 5 Có các hành động thực hành bên ngoài 17 33 34 67 40 79 11 21 nhằm tương tác đồ vật như sờ, nhìn, xoay, chỉ tay hoặc ước lượng bằng mắt để xác định vị trí trong không gian của đối tượng trong không gian. 2.Kết luân: - Việc dạy trẻ định hướng trong không gian rất quan trọng trong sự hình thành kiến thức toán học sơ đẳng,góp phàn hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non.Chính vì thế,việc tìm hiểu khả năng định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo lớn là rất cần thiết,nó là cơ sở dạy trẻ định hướng trong không gian,phát huy tác dụng tối ưu của việc dạy trẻ học và giáo dục trẻ trong các trường mầm non. - Dạy trẻ định hướng trong không gian là tầm quan trọng rất lớn đối với cô giáo mẫu giáo. - Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Cô giáo cần có những kiến thức về dạy trẻ định hướng trong không gian và biết vận dụng những kiến thức đó vào trong quá trình dạy học để đưa ra được những phương pháp, biện pháp thật phù hợp nhằm phát huy khả năng sẵn có của trẻ. - Luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động 15/ 16
  16. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi - Cần phối hợp tốt với phụ huynh trong khi học và thực hành rèn luyện - Cần có nhiều trò chơi để trẻ luyện ĐHTKG 3.Khuyến nghị và đề xuất: - Về phía nhà trường : Cung cấp thêm sách, tài liệu mới về các trò chơi học tập góp phần làm phong phú hơn các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian. -Về phía phòng giáo dục: Trang bị bổ sung một số phương tiện dạy học để các biện pháp dạy học đề xuất trên có tính khả thi trên thực tiễn giáo dục của trường Trên đây là SKKN “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi”mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng thực hiện trong năm học 2019 – 2020 đã được áp dụng tại lớp do mình phụ trách và đạt hiệu quả khá tốt. Do thời gian còn ít, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong hội đồng chấm sáng kiến và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. Ngoài các tài liệu tham khảo các kiến thức giáo dục, kiến thức nuôi dạy con, tôi đã thực hiện và ứng dụng tại lớp học của mình. Tôi xin cam đoan SKKN trên là của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi ngày một hiệu quả hơn. Chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2020 mình viết không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Ngọc Tú 16/ 16
  17. Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5-6 tuổi MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: 1 3. Thời gian nghiên cứu: 1 4. Đối tượng nghiên cứu 1 5. Phạm vi nghiên cứu: 1 6. Khảo sát điều tra thực trạng: 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1.Cơ sở lý luận 2 2.Cơ sở thực tiễn 2 3. Các biện pháp 3 3.1. Biện pháp 1: Thay đổi hình thức hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian 4 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi học tập để hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian 6 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian trong các hoạt động khác 7 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ xác định hướng không gian trong các hoạt động tại nhà hoặc nơi công cộng. 9 3.5. Biện pháp 5 : Rèn kĩ năng ĐHTKG cho trẻ thông qua các bài luyện tập: 11 3.6. Biện pháp 6:Ứng dụng các bài tập thực nghiệm vào dạy và rèn trẻ ĐHTKG: 12 III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 14 1.Kết quả đạt được: 14 2.Kết luân: 15 3.Khuyến nghị và đề xuất: 16 17/ 16