Bài giảng Giáo dục phát triển ngôn ngữ Khối Mầm non - Nguyễn Văn Thanh

pdf 41 trang thuongdo99 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục phát triển ngôn ngữ Khối Mầm non - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_duc_phat_trien_ngon_ngu_khoi_mam_non_nguyen_v.pdf

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục phát triển ngôn ngữ Khối Mầm non - Nguyễn Văn Thanh

  1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Giảng viên: Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh Điện thoại: 0987167822 Email: thanhkynangmem@gmail.com 1
  2. NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu 2. Thực trạng về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em Việt Nam hiện nay, bao gồm cả trẻ em dân tộc thiểu số. 3. Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ. 4. Phương pháp/biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 5. Phương pháp/biện pháp giáo dục phát triển tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ em DTTS. 6. Thu hút sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 7. Kế hoạch hành động thực tế. 2
  3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔN NGỮ Chúng ta biết gì về vai trò của ngôn ngữ trong việc học và phát triển của trẻ? 3
  4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ là phương tiện tiếp nhận thông tin, hiểu biết và kinh nghiệm sống, văn hóa, từ các thế hệ trước truyền lại. Phát triển nhận thức • công cụ để phân loại, so sánh và đánh giá • công cụ để hiểu thế giới và hiểu thế giới hoạt động như thế nào • khả năng tưởng tượng và sáng tạo • chia sẻ và làm rõ ý tưởng • giải quyết vấn đề 4
  5. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔN NGỮ Phát triển tình cảm và xã hội • Lòng tự tin. • Lòng tự trọng. • Giao tiếp. • Mối quan hệ với mọi người xung quanh. • Kiểm soát hành vi của mình và của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ góp phần quan trọng vào việc học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này của trẻ. 5
  6. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả cũng như những kỹ năng tiền đọc, viết của trẻ. Trẻ học ngôn ngữ với tốc độ khác nhau và theo các cách khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ em học ngôn ngữ thứ hai. 6
  7. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Muốn trẻ học hiệu quả, chúng ta: Phải tôn trọng cá nhân mỗi đứa trẻ: • ngôn ngữ • văn hóa và hoàn cảnh gia đình Khuyến khích sự tham gia tích cực của trẻ em vào các hoạt động ở trường mầm non. Khuyến khích các bậc cha mẹ hỗ trợ việc học ngôn ngữ ở nhà. 7
  8. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ LÀ GÌ? 8
  9. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ • Trẻ nói không rõ ràng về ngữ pháp nên thường khó hiểu. • Kĩ năng diễn đạt còn khó khăn (trẻ hiểu nhưng không diễn tả được bằng lời). • Trẻ có khó khăn trong việc nghe và hiểu những gì người khác nói với trẻ. • Vốn từ vựng còn hạn chế. • Trẻ em nói ngôn ngữ dân tộc thiểu số. • Trẻ gặp khó khăn trong việc học đọc và viết. Trẻ em vùng dân tộc thiểu số 9
  10. KẾT QUẢ KHẢO SÁT EDI, 2012 • Hơn 50% trẻ Việt Nam bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt ít nhất 1 (trong 5) lĩnh vực phát triển. • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong các nội dung liên quan đến khả năng sử dụng tiếng Việt. Tỷ lệ % trẻ kém/rất kém về kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức rất cao (cao nhất là khả năng hiểu ngay từ lần đầu những điều người khác nói với trẻ chiếm 97,50%) (Trích báo cáo Kết quả khảo sát EDI, 2012) 10
  11. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Trong chương trình GDMN Trong chỉ số EDI Nghe và hiểu Nghe và hiểu • Nghe hiểu các từ, câu. • Lắng nghe bằng tiếng Việt. • Nghe hiểu trong g.tiếp hàng • Hiểu ngay lập tức những gì người khác nói. ngày. • Nghe hiểu các câu chuyện, Nói Nói • Từ vựng và ngữ điệu. • Từ vựng và ngữ điệu. • Thể hiện nhu cầu bản thân. • Thể hiện nhu cầu bản thân. • Hỏi và trả lời câu hỏi. • Hỏi và trả lời câu hỏi. • Kể lại một sự kiện. • Kể lại một sự kiện. • Kể lại một câu chuyện đã • Kể lại một câu chuyện đã nghe. nghe. • Đóng vai nhân vật. • Đóng vai nhân vật. 11
  12. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Trong chương trình GDMN Trong chỉ số EDI Đọc và viết Đọc và viết • Nhận diện mặt chữ cái. • Nhận diện mặt chữ cái. • Sao chép chữ cái . • Sao chép các chữ cái. • Biết sd các dụng cụ viết. • Thích đọc - tò mò về ý nghĩa của các chữ in. • Biết rằng viết từ trái sang phải. • Cố gắng sử dụng các dụng cụ viết. • Biết rằng đọc từ trái sang phải. • Viết từ trái sang phải. • Sao chép và tự viết tên mình • Thích viết (không có hướng • Kể chuyện theo tranh. dẫn của giáo viên). • Biết cách sử dụng sách (như • Tự viết tên mình. lật giở trang sách, xem tranh, • Kể chuyện theo tranh. ). • Biết cách sử dụng sách (như lật giở trang sách). 12
  13. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ • Mức độ kỹ năng ngôn ngữ của trẻ mầm non khi vào trường là rất khác nhau. • Vai trò của giáo viên là xác định kỹ năng ngôn ngữ của trẻ và lên kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho toàn thể lớp và cho cá nhân từng trẻ. Đối với một số trẻ, việc học ngôn ngữ tương đối dễ dàng, nhưng đối với các trẻ khác việc đó có khó khăn hơn. • Quan trọng là phải đánh giá ngay sự khó khăn về ngôn ngữ của trẻ. 13
  14. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ Chúng ta có thể tiến hành đánh giá như thế nào? 14
  15. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ Cách hiệu quả nhất để làm việc này là sử dụng các nội dung trong chương trình GDMN và EDI như một danh mục. Cần đánh giá các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ của trẻ: • Khả năng nghe - hiểu. • Khả năng nói. • Khả năng tiền đọc. • Khả năng tiền viết. 15
  16. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ • Có thể làm việc này khi trẻ chơi, hoạt động và đôi khi qua việc ngồi với từng trẻ và đặt câu hỏi để trẻ trả lời hoặc làm bài tập. • Việc sớm đánh giá là rất quan trọng vì vậy chúng ta cần làm ngay sau khi bước vào năm học mới và sau đó là đánh giá định kỳ. • Sau khi đánh giá được mức độ ngôn ngữ của từng trẻ, cần xác định hỗ trợ đặc biệt gì là cần thiết và cách để tiến hành như thế nào là hiệu quả. 16
  17. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO Nhóm 1 • Thảo luận theo nhóm và xác định các biện pháp giáo viên Nghe hiểu có thể sử dụng để giúp phát triển NN của trẻ. Nhóm 2&5 Biện Nhóm 3 • Chia sẻ những ví dụ đã pháp thành công Nói Đọc • Sau đó, chọn người để chia sẻ ý tưởng của nhóm với các Nhóm 4 nhóm khác. Viết 17
  18. Bài đọc Chơi đóng vai cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng như thúc đẩy nhiều kỹ năng khác. Nói chuyện xảy ra trong quá trình chơi đóng vai gắn liền với sự phát triển kỹ năng tư duy của trẻ. Các ví dụ sau đây chơi đóng vai cung cấp những ý tưởng về những điều khác nhau mà bạn có thể khuyến khích trẻ làm: Bưu điện:  Viết thư.  Gửi thư.  Nói về những gì có thể muốn nói hoặc muốn viết cho ai đó.  Xem tem, thu thập và phân loại tem. Cửa hàng:  Sử dụng tiền (tiền giả vờ). • Làm một danh sách những gì cần mua.  Bao bì và trọng lượng bưu kiện để gửi. • Thu thập các hộp rỗng và viết lên trên những mặt Nấu ăn tại nhà: hàng có bán trong cửa hàng. • Lập danh sách mua sắm. • Tạo và sử dụng tiền giả vờ. • Nhìn vào cuốn sách công thức nấu ăn. • Sắp xếp và phân loại hàng hoá để bán. • Trộn và đo lường các thành phần. • Sử dụng một máy tính tiền và điện thoại. • Nấu ăn. 18 • Nói về thực phẩm khác nhau mà trẻ thích / không thích.
  19. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO CHIA NHÓM • Nhóm 1 và 2: Trò chơi bưu điện. • Nhóm 3 và 4: Trò chơi bán hàng. • Nhóm 5: Trò chơi nấu ăn. THẢO LUẬN • Khi trẻ đóng vai: những các danh từ, động từ, tính từ nào mà trẻ em và giáo viên có thể sử dụng ? • Những kỹ năng ngôn ngữ nào có thể phát triển? 19
  20. NGHE HIỂU Chơi truyền tin Nghe chuyện 20
  21. Giáo viên và trẻ có thể nói chuyện gì với nhau? 21
  22. Giáo viên và trẻ có thể nói chuyện gì với nhau? 22
  23. Anh/chị sử dụng những bức ảnh này như thế nào để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ? 23
  24. Kể chuyện về chế biến 24
  25. Kể chuyện về chế biến 25
  26. ĐỌC Trẻ học được gì? 26
  27. ĐỌC Trẻ học được gì? 27
  28. Trẻ học được gì trong khi mua sách? 28
  29. ĐỌC 29
  30. Sử dụng các bút chì Vẽ trên khổ rộng để tăng màu, bảng ghi và một số đồ dùng khác: phấn, khả năng chuyển động sáp, linh hoạt của tay Các cách thức phát triển khả năng cầm bút cho trẻ Vẽ, sử dụng các loại bút màu có kích cỡ khác nhau 30
  31. VIẾT 31
  32. HUY ĐỘNG CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Anh/chị đã làm thế nào để huy động phụ huynh và cộng đồng vào việc dạy học ngôn ngữ cho trẻ mầm non? 32
  33. HUY ĐỘNG CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Giáo viên có thể • Hỏi cha mẹ và thành viên cộng đồng chia sẻ bài hát, câu chuyện bằng tiếng dân tộc của họ để có thể sử dụng trên lớp • Học những từ chính trong tiếng dân tộc của trẻ và giao tiếp với trẻ bằng những từ câu ví dụ từ để chào, cảm ơn, tạm biệt (học sinh có thể cười khi cô giáo mắc lỗi) • Hỏi cha mẹ những từ mà trẻ thường dùng để diễn đạt khi chúng đói, mệt, muốn đi vệ sinh • Lên kế hoạch để cho trẻ nói cùng tiếng dân tộc chơi cùng nhau, thậm chí là có thể trong cùng lớp/ cùng trường/cùng nhóm tuổi ở trường 33
  34. HUY ĐỘNG CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Giáo viên có thể • Huy động thành viên cộng đồng song ngữ có thể dành thời gian cho trẻ nói ngôn ngữ thứ nhất và giao tiếp với gia đình của trẻ . • Giúp cha mẹ nhận ra giá trị của các kỹ năng đọc viết và ngôn ngữ tốt đối với trẻ. • Tạo bảng/tờ treo về các kỹ năng ngôn ngữ được đề cập tới trong chương trình GDMN/EDI và treo gần lối ra vào của trường mầm non. 34
  35. HUY ĐỘNG CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Giáo viên có thể • Cung cấp cho cha mẹ danh sách các chiến lược hỗ trợ việc đọc viết và ngôn ngữ của trẻ . • Khuyến khích cha mẹ đọc sách cho trẻ ít nhất một ngày một lần • Khuyến khích cha mẹ miêu tả tranh ảnh cho trẻ, ví dụ chỉ vào hình trong tranh và đặt các câu hỏi; bình luận về một vài đặc điểm của hình đó. 35
  36. HUY ĐỘNG CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Giáo viên có thể • Phát triển một thư viện trường và cung cấp cho trẻ những túi sách. Hãy lấy một ngày trong tuần làm ngày đọc sách mà trẻ có thể trả sách mượn tuần trước và mượn một quyển khác để mang về nhà (cha mẹ hoặc thành viên cộng đồng có thể giúp quản lý thư viện này). • Yêu cầu cha mẹ/ ông bà hay tình nguyện viên đến trường đọc sách cho trẻ, duy trì những cuộc hội thoại chia sẻ mang tính giáo dục, giúp đỡ trẻ dân tộc thiểu số. 36
  37. Theo anh/chị ở các bức ảnh này có thể gợi ý gì để người lớn trò chuyện với trẻ? 37
  38. Theo anh/chị ở các bức ảnh này có thể gợi ý gì để người lớn trò chuyện với trẻ? 38
  39. KẾT LUẬN Khi chúng ta tổng kết mô-đun về phát triển ngôn ngữ này, chúng ta cần phải : • trân trọng việc chơi và cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp với nhau cũng như với giáo viên. • hỗ trợ việc học ngôn ngữ của trẻ bằng cách nói chuyện với trẻ, có những cuộc trao đổi thường xuyên, hỏi những câu hỏi gợi mở. • lên kế hoạch cho việc học ngôn ngữ bao gồm nghe, nói, đọc và viết. • thu hút sự tham gia của cha mẹ trong việc học ngôn ngữ của trẻ tại nhà. 39
  40. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN Sử dụng mẫu cho sẵn để:  Liệt kê một số điều mà anh/chị làm tốt để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ.  Xác định một số điều mà anh/chị muốn thay đổi hoặc giới thiệu để cải thiện cách anh/chị hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ.  Chọn một hoặc hai điều mà anh/chị có thể bắt đầu giải quyết vào tuần tới.  Những gì anh/chị sẽ làm để thực hiện điều này.  Kết quả mong đợi là gì 40