Bài tập tuần 24 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 2110
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tuần 24 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tuan_24_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Bài tập tuần 24 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. PHIẾU BÀI TẬP TUẦN - NGỮ VĂN 8 Câu 1: Cho đoạn văn: Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 3. Giải nghĩa từ “thắng địa”. Theo tác giả, vì sao xem khắp đất Việt, Đại La là “thắng địa”? 4. Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu tác dụng. 5. Vì sao nói việc văn bản chứa đoạn văn trên ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. 6. Từ văn bản có chứa đoạn văn trên cùng hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày ý kiến về tình yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay. Câu 2: Cho đoạn thơ: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác? 2. Câu thơ thứ nhất có bạn chép “Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt”. Bạn chép sai từ nào? Chép sai như vậy ảnh hưởng gì đến nội dung của câu thơ? 3. Bằng đoạn văn quy nạp 10 câu, phân tích khổ thơ trên để làm rõ tâm trạng của con hổ khi bị giam trong cũi sắt. Trong đoạn có sử dụng câu ghép. Câu 3: Chép chính xác đoạn thơ miêu tả cảnh thuyền cá trở về trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Bằng đoạn văn TPH khoảng 12 câu, phân tích đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán. Câu 4: Chỉ ra BPTT và nêu tác dụng: a. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh ẽm vượt trường giang b. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió c. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. d. Trong tù không rượu cũng không hoa
  2. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ e. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ g. Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san