Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 1)

doc 2 trang thuongdo99 6170
Bạn đang xem tài liệu "Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_tinh_huong_su_pham_thuong_gap_va_cach_xu_ly_khoi_mam_non.doc

Nội dung text: Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 1)

  1. 1.Tình huống trẻ không ngủ trưa Ngay sau khi ăn trưa xong, thì trẻ thường muốn hoạt động và không chịu đi ngủ. Dù giáo viên đã dùng mọi cách để nhắc nhở thế nhưng trẻ vẫn không chịu đi ngủ. Có một số trẻ còn quấy khóc để thể hiện phản đối sự nhắc nhở của giáo viên. Tình huống này, thì các giáo viên sẽ giải quyết bằng cách nào để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của các bé khác? * Cách giải quyết tình huống: Trước khi bắt đầu giờ ngủ, các giáo viên có thể mở nhạc để trẻ bị lôi cuốn và giúp cho trẻ dễ ngủ hơn. Riêng với những trẻ không chịu đi ngủ thì giáo viên sẽ có thể nhẹ nhàng nhắc trẻ nằm xuống, đảm bảo tránh ảnh hưởng đến các bạn khác. Yêu cầu trẻ nằm xuống, rồi nhắm mắt lại và lắng nghe giáo viên đọc một mẩu chuyện ngắn sẽ giúp trẻ tập trung và dễ ngủ hơn. 2. Tình huống trẻ quấy khóc – biếng ăn Xã hội phát triển cho nên trẻ được đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về vật chất, thường dẫn đến tình trạng biếng và lười ăn. Giờ ăn trưa trẻ thường quấy khóc, trẻ không chịu ăn và gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. * Cách giải quyết tình huống: Đối với trẻ biếng ăn thì giáo viên mầm non nên tìm hiểu rõ lý do tại sao trẻ biếng ăn để từ đó có những lời động viên, biện pháp khuyến khích phù hợp. Cũng có thể đưa ra các phần thưởng để động viên trẻ nào kết thúc được phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất. Các thầy cô có thể phải đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng như phê bình, hay yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn 3.Tình huống trẻ để đồ chơi lung tung Khi trẻ chơi đồ chơi cùng bạn xong nhưng khi giáo viên yêu cầu trẻ sắp xếp lại đồ chơi vào đúng vị trí như ban đầu thì trẻ không chấp hành và làm theo. * Cách giải quyết tình huống: Trước tiên, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu như trẻ vẫn kiên quyết không nghe lời thì giáo viên có thể đưa ra một số các quy định cũng như hình phạt dành cho ai không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí. Qua đó giáo viên có thể rèn cho trẻ tính kỳ luật và tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
  2. Ở trên đây chỉ là một trong số rất nhiều tình huống sư phạm ở trường mầm non điển hình mà các giáo viên sẽ phải đối mặt khi làm việc. Hy vọng với những chia sẻ như vậy, thì các giáo viên mầm non tương lai sẽ tìm cho mình được cách tốt nhất để xử lý những tình huống sư phạm. 3.Tình huống trẻ xảy ra xung đột - cãi nhau Trong quá trình chơi đùa với bạn cùng lớp, trẻ xảy ra xung đột nhưng trẻ không chịu nhận lỗi và xin lỗi bạn. Cần nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, sau đó hỏi từng trẻ nguyên nhân vì sao lại xung đột. Khi giáo viên đã tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng sẽ nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của trẻ, yêu cầu trẻ xin lỗi và giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó. Là giáo viên mầm non bạn sẽ giải quyết như thế nào? 5.Tình huống giao tiếp giữa cô giáo mầm non với phụ huynh -Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang daỵ lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy học sinh không hiểu và đăc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh có nguyện vọng xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Là giáo viên mầm non bạn sẽ giải quyết như thế nào?