Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 2050
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong_th.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN 8 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS ôn tập những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong chương trình học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời các dạng câu hỏi, kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Biết hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm các dạng bài nhận diện, phân loại, phân tích tác dụng, đặt câu, viết đoạn. - Biết tạo lập văn bản hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Ôn tập nghiêm túc, có tinh thần học hỏi, ý thức cầu tiến. - Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tốt đẹp: tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, thái độ căm ghét cái xấu, cái ác II. PHẠM VI ÔN TẬP: 1. Phần văn bản: a. Kiến thức: - Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương. - Thơ Cách mạng: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng. - Văn nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. - Văn nghị luận hiện đại: Thuế máu, Đi bộ ngao du. b. Yêu cầu cụ thể: - Đối với các tác phẩm thơ: học thuộc lòng, nắm được tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, mạch cảm xúc, nội dung, nghệ thuật ), cảm thụ đượ chi tiết, hình ảnh đặc sắc. - Đối với các văn bản nghị luận: Nắm được luận điểm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, đặc điểm thể loại, bố cục, cách lập luận 2. Phần Tiếng Việt: a. Kiến thức: - Các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật. - Hội thoại
  2. - Lựa chọn trật tự từ trong câu. b. Yêu cầu: - Lập bảng hệ thống kiến thức lí thuyết. - Làm lại bài tập Sách giáo khoa. 3. Tập làm văn: a. Kiến thức: văn thuyết minh, văn nghị luận có kết hợp với các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả. b. Yêu cầu: - Nắm vững các bước làm bài, hình thành bài văn hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. - Lồng ghép cảm xúc một cách khéo léo, chân thực. III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO. Bài 1: Cho câu thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” a. Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b. Nêu tên tác giả, tác phẩm của đoạn thơ vừa chép. c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong từng cặp câu thơ của đoạn thơ em vừa chép và phân tích hiệu quả nghệ thuật. d. Cho câu văn sau: “Khổ thơ trên vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển trong một chuyến ra khơi đánh cá ”. Coi câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo kiểu diễn dịch, trong đoạn sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân, chỉ rõ) Bài 2: a. Chép chính xác bản phiên âm, dịch thơ bài “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh? b. Tìm những biện pháp tu từ ở hai câu cuối và phân tích hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ ấy. c. Có ý kiến cho rằng: Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc vượt ngục về tinh thần. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Bài 3: Cho đoạn văn sau: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? b. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó? c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
  3. Bài 4: Cho câu văn sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước” a. Chép chính xác 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn văn. Nêu nội dung chính của đoạn. b. Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? c. Trong đoạn văn vừa chép, ý thức về chủ quyền độc lập của dân tộc ta được khẳng định trên những phương diện nào? So sánh với văn bản “Nam quốc sơn hà”? Bài 5: a. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”. b. Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật châm biếm, đả kích tài tình của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong văn bản “Thuế máu”. Bài 6: Cho đoạn văn: (1) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. (2) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (3) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - (4) Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (5) Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. (6) Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - (7) Sao cô biết mợ con có con? (8) Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. (9) Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. (10) Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. (Trích “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng) a. Xác định kiểu câu, chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng của các câu trong đoạn trích trên? b. Đoạn trích trên có mấy lượt lời? Phân tích vai xã hội của những người tham gia hội thoại. Bài 7: Đặt câu theo các yêu cầu sau: - Câu nghi vấn dùng để: + Hỏi. + Bộc lộ cảm xúc. - Câu trần thuật dùng để: + Thông báo. + Nhận xét. + Đánh giá. - Câu phủ định dùng để: + Phủ định bác bỏ. + Phủ định miêu tả.
  4. Bài 8: Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong những câu in đậm sau: a. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà b. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. c. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con của tôi. d. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy định đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được e. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Bài 9: Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. a. Dựa vào văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn), em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp từ 10 – 12 câu nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước. b. Dựa vào văn bản “Đi bộ ngao du” (Ru – xô), em hãy viết một đoạn văn 10 – 12 câu nêu suy nghĩ của bản thân về tác dụng của đi bộ. Bài 10: Lập dàn ý các đề văn sau: Đề 1: Thuyết minh về cách làm một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. Đề 2: Tình yêu cuộc sống và khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ qua “Khi con tu hú” (Tố Hữu) Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh. Đề 4: Cảm nhận về tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc qua văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi. Đề 5: Hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. Long Biên, ngày 2 tháng 4 năm 2018 BGH duyệt Tổ trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Lê Thị Hồng Đăng Lê Thị Hồng Đăng