Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 210 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 210 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_ma_de_210_nam_hoc_2018_2019_tr.doc
Nội dung text: Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 210 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
- PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ MÔN: LỊCH SỬ 7 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi: 210 (Ngày thi: 6/12/2018) I. Trắc nghiệm (5 điểm) - Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: Ruộng đất của vương hầu, quý tộc gọi là ? A. Điền trang B. Thổ công C. Tịch điền D. Thái ấp Câu 2: Văn Miếu Quốc tử giám được xây dựng vào năm nào? Để thờ ai? A. Năm 1070 – Thờ Khổng Tử B. Năm 1075 – Thờ Chu Văn An C. Năm 1072 – Thờ Mạnh Tử D. Năm 1010 – Thờ Lý Công Uẩn Câu 3: Trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ, ngày 29 – 1 – 1258 đã diễn ra sự kiện gì? A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp B. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu C. Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long D. Quân Mông Cổ gặp khó khăn ở Thăng Long Câu 4: Năm 1285, vua Trần mở hội nghị các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước bàn cách đánh giặc còn được gọi là A. Hội nghị Tân Thanh B. Hội nghị Diên Hồng C. Hội nghị cấp cao D. Hội nghị thượng đỉnh Câu 5: Đâu không là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống? A. Do quân Tống mang lực lượng mỏng không đủ sức chiến đấu B. Do sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc C. Do ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt D. Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Câu 6: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Bình Trọng C. Trần Quốc Toản D. Trần Thủ Độ Câu 7: Đâu không là nguyên nhân nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên ? A. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng, có nhiều tướng tài giỏi B. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn C. Nhà Trần được nhân dân nhiều nước láng giềng ủng hộ D. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực than gia kháng chiến Câu 8: Vào thời Trần, ở kinh thành Thăng Long đã có bao nhiều phường? A. 60 B. 62 C. 61 D. 63 Câu 9: Nhà Trần tuyển chọn quân đội theo chủ trương như thế nào? A. Quân phải đông nước mới mạnh B. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ C. Quân đội phải văn võ song toàn D. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông Câu 10: Nhân dân Thăng Long đã thực hiện chủ trương gì của vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ? A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long B. Già, trẻ, gái, trai đều thi đua đánh giặc C. Cho người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán D. “Vườn không nhà trống”
- Câu 11: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? A. 1072 B. 1076 C. 1075 D. 1070 Câu 12: Giai cấp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý ? A. Vương hầu B. Thợ thủ công C. Nông dân D. Nô tì Câu 13: Với chiến thắng Bạch Đằng 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên? A. Toa Đô B. Ô Mã Nhi C. Thoát Hoan D. Hốt Tất Liệt Câu 14: Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai? A. Lý Huệ Tông B. Lý Chiêu Hoàng C. Lý Anh Tông D. Lý Cao Tông Câu 15: Công việc của chức quan Hà đê sứ là A. Chỉ đạo việc dẫn nước về ruộng B. Trông coi, đốc thúc việc đắp đê C. Khuyến khích phát triển nông nghiệp D. Thu mua các sản phẩm gốm sứ Câu 16: Triều đình nhà Trần có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông Cổ xâm lược? A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến B. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa C. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải D. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến Câu 17: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về vùng nào? A. Thiên Mạc (Duy Tiên – Hà Nam) B. Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, phố Hàng Than – Hà Nội) C. Chí Linh (Hải Dương) D. Quy Hóa (Yên Bái – Lào Cai) Câu 18: Sau khi đánh chiếm thành Ung Châu và rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu? A. Sông Bạch Đằng B. Sông Như Nguyệt C. Sông Thao D. Sông Mã Câu 19: “Tiên phát chế nhân” là chiến lược của danh tướng nào? A. Lý Thường Kiệt B. Lý Công Uẩn C. Lê Hoàn D. Trần Hưng Đạo Câu 20: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ? A. Trung ương tập quyền B. Phong kiến tập quyền C. Tư bản chủ nghĩa D. Tam quyền phân lập II. Tự luận Câu 1. (3,0 điểm) a, Trình bày ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? (2,0 điểm) b, Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên ? (1,0 điểm) Câu 2. (2,0 điểm) Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?