Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 3 trang thuongdo99 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 2/5/2018 I- TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm chữa cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Bài “Hịch tướng sĩ” ra đời trong thời gian nào? A. Trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2. B. Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2. C. Sau cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2. D. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 kết thúc thắng lợi. Câu 2: Tiêu đề “Thuế máu” gợi lên điều gì? A. Tên một loại thuế của thực dân Pháp. B. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa. C. Lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác của thực dân. D. Hình ảnh người dân thuộc địa đi lính trở về. Câu 3: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi diễn đạt? A. Bạn Mai rất xinh xắn, ngoan ngoãn nên học cũng giỏi. B. Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ đều là tác phẩm văn học trung đại. C. Chúng em giúp đỡ các bạn nghèo nhiều quần áo và đồ dùng học tập. D. Vì nhà xa trường nên em không bao giờ đi học muộn. Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc? A. Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) B. Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? (Hồ Chí Minh) C. Sao cô biết mợ con có con? (Nguyên Hồng) D. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 (2 điểm) Chép chính xác phần dịch thơ bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh (theo bản dịch của Nam Trân - SGK Ngữ văn 8, tập 2) và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ? Câu 2 (1 điểm) Nêu tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong những trường hợp sau: a. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên mang mác khúc nhạc đồng quê. (Thép mới, Cây tre Việt Nam) b. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:[ ]. (Nguyên Hồng) Câu 3 (5 điểm) Dạa vào văn bạn “Chiạu dại đô” cạa Lí Công Uạn, em hãy làm sáng tạ nhạn xét sau: “Đại La là thạng đạa, xạng đáng là kinh đô bậc nhất c ạa đạ vương muôn đại”. Chúc các con làm bài tốt
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I- TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm (Câu có 2 đáp án đúng trở lên, học sinh phải chọn đúng, đủ đáp án đúng mới cho điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B, C A, D B, B, D II- TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu Nội dung Điểm Chép chính xác phần dịch thơ bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh 1điểm Câu 1 (Sai một lỗi trừ 0,25 điểm) (2 điểm) - Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: 0.5 điểm vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. - Nghệ thuật: 0.5 điểm + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hàm súc + Ngôn ngữ bình dị, giọng thơ tự nhiên Câu 2 HS nêu được tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ: (1điểm) a. Tạo tính nhạc, hài hòa ngữ âm 0.5 điểm b. Thể hiện trật tự trước sau của hành động. 0.5 điểm Câu 3 ( 5 điểm ): Phần tập làm văn 1. Yêu cầu chung: Bài làm của học sinh cần đạt được các yêu cầu sau: - Đúng thể loại: Nghị luận - Đúng vấn đề nghị luận: “Đ ại La là thạng đạa, xạng đáng là kinh đô bậc nhất cạa đạ vương muôn đại”. - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu thông thường. 2. Yêu cầu cụ thể: a.Mở bài: (0,5 điểm): - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Trích dẫn nhận xét và nêu ý kiến của mình về vấn đề trích dẫn. b. Thân bài: (4 điểm) * Nêu cách hiểu về thắng địa và kinh đô bậc nhất. * Chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất bằng các dẫn chứng từ văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. - Về lịch sử - Về vị trí địa lí - Về văn hóa, kinh tế, chính trị * Khẳng định Đại La xưa, Hà Nội ngày nay là kinh đô của đế vương muôn đời. (Lấy dẫn chứng từ lúc Lí công Uẩn dời đô ra Đại La đến ngày nay và phân tích rõ) c. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề
  3. - Suy nghĩ, mong muốn của người viết. 3. Biểu điểm: - Điểm 5: đạt đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Điểm 4: đạt các yêu cầu nêu ở trên ở mức độ khá, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả, lập luận chưa thật chặt chẽ. - Điểm 3: cơ bản đảm bảo yêu cầu; nhận xét, đánh giá chưa sâu sắc, còn vụng về trong dùng từ, viết câu, diễn đạt ý. - Điểm 2: nêu được vấn đề, viết được một số ý có liên quan đến vấn đề nhưng quá sơ sài, chủ yếu liệt kê dẫn chứng mà chưa lập luận rõ. - Điểm 1: nêu được vấn đề, diễn đạt còn lủng củng, thiếu dẫn chứng, lan man - Điểm 0 : Lạc đề hoặc không làm bài. * Căn cứ bài làm cụ thể của học sinh, GV cho điểm phù hợp điểm lẻ đến 0.25 BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Thị Vân