Đề kiểm tra Tiết 41 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

doc 6 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiết 41 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tiet_41_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiết 41 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Nghĩa (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( TIẾT 41) Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) VẬN DỤNG MỨC ĐỘ/ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CAO KIẾN THỨC TN TL TN TL TN TL TN TL Câu1 Câu3 Câu4 Tức nước vỡ (1,5đ) (1đ) (3đ) bờ Câu 2 (1đ) Truyện kí Câu 5 (3,5đ) Tổng điểm 2,5đ 1đ 3đ 3,5đ (%) 25% 10% 30% 35%
  2. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT41) TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Môn :Ngữ văn- Lớp 8 Năm học: 2019 – 2020 Họ và tên: Lớp (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: Đọc đoạn trích rồi trả lời câu hỏi bên dưới Chị Dậu nghiến hai hàm răng : - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn, Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. (Ngữ văn 8, Tập 1, SGK trang 31) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?Tác giả là ai?Tác phẩm có đoạn trích trên nằm trong giai đoạn văn học nào? (1,5 điểm). Câu 2: Kể tên các tác giả và truyện kí mà em đã được học sáng tác cùng giai đoạn với tác phẩm này? (1 điểm). Câu 3: Hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm). Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích? (3 điểm). Câu 5: Đọc văn bản “ Tức nước vỡ bờ”, em hiểu những gì về phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, bằng một đoạn văn từ 8 đến 10 câu. (3,5 điểm)? Bài làm
  3. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT ( TIẾT41) Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu Đáp án 1 Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?Tác giả là ai?Tác phẩm có đoạn trích (1,5đ) trên nằm trong giai đoạn văn học nào? Đúng mỗi ý được 0,5 đ. - Đoạn trích nằm trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”. - Tác giả: Ngô Tất Tố. - Tác phẩm có đoạn trích trên nằm trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. 2 Kể tên các tác giả và truyện kí mà em đã được học sáng tác cùng giai đoạn (1đ). với tác phẩm này. Kể thiếu trừ đi 0,5đ: + Tôi đi học của Thanh Tịnh + Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. + Lão Hạc của Nam Cao. 3 Đoạn trích trên kể lại cảnh chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng (1đ). 4 * Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”: (3đ). - “Tức nước vỡ bờ” là một thành ngữ dân gian: + Nghĩa đen(1đ): chỉ tình trạng khi nước quá nhiều bị dồn nén sẽ tràn ra khiến bờ bị vỡ bung. + Nghĩa bóng(2đ): chỉ khi con người bị chèn ép, đàn áp quá mức sẽ vùng lên phản kháng lại. => Câu thành ngữ nêu quy luật của tự nhiên nhưng lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc. - Việc người biên soạn đặt tên nhan đề “Tức nước vỡ bờ” rất phù hợp với nội dung đoạn trích: + Sự áp bức trắng trợn, dã man của chính quyền thực dân phong kiến đã buộc những người nông dân nhẫn nhịn như chị Dậu phải đứng lên phản kháng. + Nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. + Nhan đề làm sáng tỏ của chủ đề văn bản. 5(3,5đ). * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu (HS phải đánh số câu). - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Không sai lỗi câu, lỗi chính tả, dùng từ chính xác, hay. * Yêu cầu về kiến thức: - Người nông dân Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: thương con, đôn hậu, tự trọng -Nhưng số phận của họ lại nghèo khổ, bần cùng không lối thoát