Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

docx 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2018-2019) MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút ( không kể giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam ở các thế kỉ X- đến giữa thế kỉ XIX so với yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Từ kết quả kiểm tra, giúp học sinh tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. - Đánh giá được phương pháp, hình thức dạy học của giáo viên để có sự điều chỉnh hợp lý. 1/ Về kiến thức: Học sinh nắm được - Sự hình thành và phát triển của XHPK châu Âu - Nội dung phong trào VH Phục Hưng và phong trào cải cách tôn giáo. - Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á và Trung Quốc - Tình hình nước ta buổi đầu độc lập, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loan 12 sứ quân - Cuộc kháng chiến chống Tống của Đại Việt. 2/ Về kỹ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, nhận xét, lựa chọn kiến thức, trình bày một vấn đề, kĩ năng vận dụng để phân tích, đánh giá sự kiện. 3/ Về thái độ:Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử 4/ Năng lực hình thành - Năng lực chung: tư duy, sử dụng ngôn ngữ, tự học và giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: phân tích, giải thích, thực hành bộ môn, đánh giá sự kiện, nhân xét, so sánh II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 50% - kết hợp với tự luận 50% III- THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TN TL TN TL 1. Sự hình - Biết - Hiểu Chứng Chứng thành và phát được sự được sự minh tư minh triển xã hội hình hình tưởng được sự thành và thành của thịnh PK ở Châu Âu phát XHPK phong vượng ( Thời sơ- triển các ở châu trào văn của Trung kì-
  2. Trung đại) quốc gia Âu hóa Trung phong phục Quốc kiến - Hiểu hưng và dưới ĐNÁ được sự giáo hội thời tác Kito Đường động của - Liên phát hệ thực kiến địa tế tổ lí chức các nước Đông Nam Á ASEA N Số câu: 14 6 4 3 1 Số điểm: 5,25đ 1,5 đ 1 đ 0,75 đ 2 đ Tỉ lệ %:52,5% 15% 10 % 7.5 % 20% - biết được 2. Buổi đầu Tình độc lập thời hình Ngô- Đinh- nước ta Tiền Lê ( TK thời X) Ngô- Đinh – Tiền Lê - Biết được tên nhân vật lịch sử từng thời kì
  3. Số câu : 5 5 Số điểm: 1,25đ 1,25 đ Tỉ lệ %: 12.5% 12,5% Biết - Hiểu Chứng - Phân tích được âm được minh nét độc đáo 3. Nước Đại mưu xân diễn được“ trong cách đánh giặc Việt thời Lý ( lược của biến tiến của Lý TK XI- XII) nhà cuộc công để Thường Tống tiến tự vệ“ Kiệt công không trên đất phải là Tống cuộc của Lý xâm Thường lược Kiệt Số câu : 4 1 1 1 1 Số điểm: 3,5đ 0,25 2 đ 0.25đ 1 đ Tỉ lệ %: 35% 2,5 20% 2.5% 10% TSC: 23 12 câu 5 câu 6 TSĐ: 10đ 3 điểm 3 điểm 4 điểm Tỉ lệ %:100% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ : 30 % Tỉ lệ: 40 %
  4. Trường THCS Trần Ngọc Quế KIỂM TRA GIỮA HKI Điểm Nhận xét Họ và tên: Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 7A Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) * Chọn phương án đúng điền vào ô trống (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp Án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp Án Câu 1. Vương quốc Pagan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Mianma. C. Campuchia. B. Lào. D. Thái Lan. Câu 2. Vương quốc Lan- Xang (Lào) ra đời từ giai đoạn A. Thế kỉ XII. C. Thế kỉ XIV. B. Thế kỉ XV. D. Thế kỉ XVI. Câu 3. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân quốc gia nào hiện nay? A. Lào. C. Mianma. B. Thái Lan. D. Ma-lai-xi-a. Câu 4. Thế kỉ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của phương Tây trừ A. Việt Nam. C. Lào. B. Campuchia. D. Thái Lan. Câu 5.Thời kì Ăng-co là giai đoạn phát triển của quốc gia nào? A. Việt Nam. C. Campuchia. B. Malaixia. D. Philippin. Câu 6. Vương triều Mô-giô-pa-hít là giai đoạn hưng thịnh của A. Malaixia. C. Xingapo. B. Indonesia. D. Philippin. Câu 7. Thành phần nào được người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma chia cho nhiều nhất? A. Chủ nô Rôma. C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. B. Nô lệ và nông dân. D. Nông nô. Câu 8. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp A. chủ đồn điền. C. chủ nô Rôma cũ. B. nông dân giàu có. D. tướng lĩnh quân sự được chia. nhiều ruộng, phong tước vị Câu 9. Hai giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Tây là A. Lãnh chúa và nông nô. C. địa chủ và nông nô. B. Địa chủ và lãnh chúa. D. Chủ nô và nô lệ.
  5. Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động gì đến Châu Âu? A. Đem lại lợi nhuận khổng lồ từ tài nguyên, đất đai mênh mông B. Đem lại nhiều vàng bạc, nhiều vùng đất đai rộng lớn. C. Thúc đẩy thị trường phát triển. D. Đem lại lợi nhuận từ tài nguyên, khai phá đất đai rộng lớn, thúc đẩy thương nghiệp phát triển Câu 11. Ý nào không đúng với nội dung của phong trào văn hóa phục hưng? A. Phê phán XHPK và giáo hội. B. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa nhân loại C. Đề cao địa vị của giai cấp tư sản D. Đề cao giá trị con người Câu 12. Ý nào đúng với nội dung của phong trào cải cách tôn giáo? A. Phủ nhận vai trò của giáo hội B. Cải cách tổ chức giáo hội C. Bãi bỏ những lễ nghi phiền toái D. Phủ nhận vai trò và cải cách giáo hội, bãi bỏ lễ nghi phiền toái. Câu 13. Hiện nay, Các quốc gia Đông Nam Á đều tham gia tổ chức khu vực là A. ASEAN B. NATO C.UNICEF D. UNESCO Câu 14. Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở A. Hoa Lư C. Triệu Sơn B. Lam Sơn D. Cẩm Khê Câu 15. “Cờ lau tập trận” nói về nhân vật nào trong lịch sử? A. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh B. Trần Thủ Độ D. Trần Quốc Tuấn Câu 16. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn là A. Bắc Bình Vương C. Bố Cái Đại Vương B. Vạn Thắng Vương D. Bình Định Vương Câu 17. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là A. Vạn Xuân C. Đại Nam B. Đại Việt D. Đại Cồ Việt Câu 18. Câu nói “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là A. Đinh Công Trứ. C. Phạm Bạch Hổ. B. Lý Thường Kiệt. D. Trần Lãm. Câu 19. Ý nào không đúng với cuộc tiến công trên đất Tống của Lý Thường Kiệt không phải là hành động xâm lược? A. Sau khi thắng lợi ta rút quân về nước. B. Sau khi thắng lợi ta xây dựng phòng tuyến chuẩn bị chống Tống C. Sau khi thắng lợi, ta tiếp tục đánh các thành lũy của Tống D. Sau khi thắng lợi ta rút quân về nước và xây dựng phòng tuyến. Câu 20. Để giải quyết khó khăn giữa thế kỉ XI nhà Tống đã làm gì? A. Đánh hai nước Liêu – Hạ. C. Đánh Champa mở rộng lãnh thổ. B. Đánh Đại Việt để giải quyết khó khăn. D. Xúi giục Champa đánh phía Bắc.
  6. B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày diễn biến, kết quả cuộc tiến công trên đất Tống của Lý Thường Kiệt? Câu 2. (2 điểm) Phân tích sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường? Câu 3. (1 điểm) Chứng minh cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt? BÀI LÀM .
  7. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): * Chọn phương án đúng điền vào ô trống (mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp Án A C B D C B C D A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp Án C D A C C B D B C B B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm): Câu Nội dung Điểm 1 Diễn biến cuộc tiến công trên đất Tống của Lý Thường Kiệt? - Tháng 10/1075, 10 vạn quân ta do Lý Thường Kiệt, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chia làm 2 đạo: thủy và bộ tiến vào đất Tống. + Quân bộ do Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chỉ huy tiến đánh Ung Châu. 2 đ + Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh Châu Khâm, Châu Liêm. Sau khi phá hủy kho tàng của giặc thì tiến về Ung Châu. - Kết quả: Sau 42 ngày đêm chiến đấu, ta hạ thành Ung Châu, sau đó rút về nước. 2 Phân tích sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường? * Đối nội: 2 đ - Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. - Cử người thân tín, mở khoa thi chọn nhân tài. - Nông nghiệp: giảm thuế, thực hiện chính sách quân điền. → Nông nghiệp phát triển, đất nước trở nên phồn thịnh. * Đối ngoại: - Tìm mọi cách mở rộng bờ cõi. - Lãnh thổ Trung Quốc trở nên rộng lớn và cường thịnh nhất châu Á 3 Chứng minh cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt? 1 đ - Chủ động tiến công để phòng vệ - Xây dựng phòng tuyến vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Ngâm thơ đánh vào tâm lí giặc. - Kết thúc chiến tranh bằng “giảng hòa”